Giáo xứ Vinh Hương

“Có nhà lãnh đạo nào dám chất vấn Âu Châu như Đức Phanxicô đã chất vấn không?”

Thứ năm - 12/05/2016 22:56


Cédric Burgun là linh mục thuộc địa phận Metz và Cộng đoàn Emmanuel, cha là chủ tịch Viện Thánh Bênêđictô, thỉnh cáo viên cho án phong chân phước Robert Schuman.






Tại sao trao tặng Giải C-harlemagne cho Đức Phanxicô?
 
Tôi thấy ở đây hai ý nghĩa: ý nghĩa đầu tiên là để cám ơn Đức Phanxicô về tinh thần dấn thân về mặt chính trị theo nghĩa cao cả của nó. Ngày nay còn vị “lãnh đạo” nào dám chất vấn Âu Châu về các chủ đề nền tảng như Đức Phanxicô đã làm? Ngài đã làm một cách rắn rỏi và với sức thổi cá nhân của ngài mà ai cũng biết! Ý nghĩa thứ nhì là biết ơn cho tất cả mọi can thiệp của Tòa Thánh, vượt ra ngoài cá nhân của giáo hoàng, trong các tiến trình kiến tạo hòa bình ở nhiều nước trên thế giới cũng như trong sự quan tâm đến người nghèo và người yếu đuối nhất. Đức Giáo hoàng đã bằng lòng để nhận giải này – giải duy nhất cho đến giờ này ngài chịu nhận – bởi vì giải này vượt quá ngài. Chính Đức Giáo hoàng, trong sứ mệnh hoàn vũ đã được công nhận như vậy. Điều này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đường lối ngoại giao của Tòa Thánh và có bao nhiêu Quốc gia ngây ngô để không cần đến đường lối ngoại giao này.
 
Từ khi nào Âu Châu cần đến sự ủng hộ của một giáo hoàng?
 
Ngay từ đầu, Âu Châu đã quan tâm đến các khuyến khích của Giáo hội, bởi vì các tổ phụ sáng lập Âu Châu đã quan tâm trong tư cách riêng của mình. Chúng ta nhớ lại, từ trong nhà tù Đức quốc xã, chính trị gia Robert Schuman đã có trực giác cơ bản này: sứ mệnh tình yêu không những chỉ áp dụng cho từng cá nhân nhưng nó còn áp dụng cho các cộng đoàn nhân loại với nhau. Ông đã bàn chủ đề này với giáo hoàng, với sứ thần Tòa Thánh hay với các giám mục, vì ông muốn hành động và cư xử như một người con đích thực của Giáo hội. trong bối cảnh của hòa bình và giải hòa, Giáo hội không ngừng khuyến khích xây dựng Âu Châu. Chẳng hạn, khi còn là hồng y, Đức Bênêđictô XVI đã viết nhiều quyển sách về Âu Châu. Ngài cho thấy mình có một xác quyết sâu đậm về Âu Châu, để dứt khoát từ bỏ loại “dị giáo quốc gia”, ngài nói.
 
Liên hiệp Âu Châu (UE) và Giáo hội tuy vậy nhưng không đồng ý với nhau về một vài vấn đề căn bản (gia đình, kinh tế…).
 
Bối cảnh có thuận lợi cho ông Schmann nếu ông ở thời buổi này? Âu Châu cần phải áp đặt giá trị kitô giáo không? Có phải Quốc gia ở trong nguyên tắc bổ trợ không? Hay mỗi người trước hết phải tự hoán cải? Tôi không tin và tôi đã không bao giờ tin có một sự hoán cải từ trên cao. Mọi động thái hoán cải đều bắt đầu trước hết ở chính mình. Lên án Âu Châu cho tất cả nỗi đau tinh thần mà không tự vấn mình thì quá dễ. Chắc chắn, nó không làm dễ dàng cho công việc của chúng ta trên một số vấn đề… Nhưng nó là tấm gương phản chiếu hoàn hảo cho những gì xảy ra trong các Quốc gia của chúng ta: sự bỏ rơi hay từ nhiệm của các đường lối chính trị của chúng ta trên một số chủ đề căn bản, như các chủ đề về gia đình. Đó là vấn đề đầu tiên. Tuy nhiên dù thoạt đầu có những nét u tối nhưng cũng có một vài dấu hiệu hy vọng đã gieo mầm ở Âu Châu, như sự bãi bỏ hàng rào 5% cho các cuộc bầu cử ở Âu Châu, giảm quyền lực của các đảng phái chính trị, nhường chỗ cho các sáng kiến của các công dân; và các ví dụ khác như các thể chế ở Hung hay ở Lituania ghi nhận thế nào là gia đình. Chúng ta có thể đưa ra các ví dụ về các tổ chức huy động công dân thành công như tổ chức One of Us. Từng hòn đá nhỏ cho thấy không có gì là bị mất đi. Hơn nữa, phải nhấn mạnh đến sự can đảm của các giáo hoàng kế tiếp nhau, các vị đã không mệt mỏi khi chất vấn Âu Châu: Âu Châu làm gì với con người? Âu Châu có phục vụ nhân loại không? Vai trò của Giáo hội và của giáo dân trước hết là vai trò của làm chứng và của tính nhất quán.
 
Trao tặng Đức Giáo hoàng giải này có làm cho gốc rễ kitô giáo tìm lại một chỗ đứng trong Âu Châu không?
 
Đây không phải trọng tâm của cuộc tranh luận nhưng Đức Giáo hoàng đã nhắc lại đầy đủ trong bài diễn văn của mình. Dù sao, gốc rễ Do Thái-Kitô của Âu Châu không phải là một vấn đề, mà là một sự việc, một thực tế lịch sử và khoa học, dù muốn hay không. Nhưng đúng là ngày nay, con người càng ngày càng quen phủ nhận những sự thật hiển nhiên, dù đó là thực tế trong bản chất của mình hay trong lịch sử. Ở điểm này, chúng ta phải nói thêm, kitô hữu được gọi để làm chứng cho sự nhất quán: tại sao, trong đáy lòng, chúng ta muốn có sự công nhận này? Dù Âu Châu đã công nhận gốc rễ của mình trong lời nói đầu của hiến chương, nhưng hiệu quả nào cho một sự công nhận như vậy? Đây không phải là để những gốc rễ này trong viện bảo tàng như một quá khứ huy hoàng để người ta vào xem. Quá khứ này phải thấm nhập trong hành động của chúng ta: đó mới đích thực là thách thức của vấn đề.
 
Linh mục nghĩ gì về ý tưởng cho rằng các nhà lãnh đạo Âu Châu cầnxốc lại về mặt chính trị hình ảnh của Đức Giáo hoàng không?
 
Ý muốn cần thâu hồi lại về mặt chính trị hình ảnh của Đức Giáo hoàng hay của các tín hữu kitô đã có từ thời Chúa Kitô, khi vua Hêrôđê muốn gặp Ngài, dù thật sự không phải để muốn nghe Ngài. Khuynh hướng này của Âu Châu hay của từng nước chúng ta, hay của các đảng phái chính trị đều muốn, mỗi người có “bảo lãnh” công giáo của mình. Thật sự chúng ta không bao giờ bị lừa về những thủ thuật chính trị này. Nhưng nếu chúng ta quan sát kỹ, tôi nghĩ Đức Phanxicô đúng là người cuối cùng để xốc lại vì lời của ngài rất gay gắt và đòi hỏi!
 

Tác giả bài viết: Sixtine Fourneraut, lavie.fr - Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây