Hội thảo có chủ đề “Tay trong tay, cùng nhau bước đi"
15 linh mục, học giả, chuyên gia từ các giáo phận Hạ Môn, Đài Nam và Gia Nghĩa, cùng với các học giả từ Đại học Hạ Môn, Đại học Hoa Kiều và Đại học Phụ Nhân (có trụ sở tại Đài Bắc) đã chia sẻ và tranh luận xung quanh chủ đề chính "Nguồn gốc lịch sử, sự phát triển của Giáo hội và quá trình hội nhập văn hóa của Công giáo ở Phúc Kiến và Đài Loan”.
Bắt đầu từ việc loan báo Tin Mừng, từ đời sống hiệp thông và từ việc thực hành đức tin, những người tham gia Hội thảo đã quay lại con đường của Giáo hội bắt đầu từ nguồn gốc lịch sử của Công giáo ở cả hai bờ eo biển Đài Loan, đồng thời cũng nhắc lại những tương tác giữa hai bên và những kết quả mà hai Giáo hội Đài Loan và Trung Quốc đạt được trong tiến trình hội nhập văn hóa. Một số phát biểu tập trung vào những phát triển có thể có của một nền thần học Công giáo hội nhập văn hóa trong bối cảnh Trung Quốc, bắt đầu từ việc bắt nguồn từ Truyền thống.
Hành hương giáo phận Hạ Môn
Vào ngày 24/5/2024, lễ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu và ngày kỷ niệm Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc, phái đoàn Đài Loan đã hành hương đến Cao Phố, thuộc giáo phận Hạ Môn, nơi sinh của Đức Giám mục Giuse Trịnh Tái Phát, người cũng đã lãnh đạo Tổng giáo phận Đài Bắc từ năm 2004 đến năm 2007 và qua đời vào năm 2022. Sau khi đến thăm các nhà thờ và cảng thương mại, sự kiện kết thúc với Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ Hậu Ban, quê hương của Lý Bộ Trì, một tín hữu Công giáo đã đến Đài Loan vào năm 1859 và được công nhận là người khởi xướng giai đoạn thứ hai của công cuộc truyền giáo trên đảo Đài Loan cùng với các tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha, những người đã hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến trong hai thế kỷ.
Khoảng 4% trong số 24 triệu người Đài Loan là Kitô hữu. Trong khi đó, vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc tuyên bố có 44 triệu Kitô hữu ở nước này, bao gồm 38 triệu tín hữu Tin lành và 6 triệu tín hữu Công giáo, trong số 1,4 tỷ dân.
Hồng Thủy - Vatican News
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn