Giáo xứ Vinh Hương

Người trẻ không tôn giáo: đâu là linh đạo của giới trẻ?

Thứ tư - 15/02/2023 20:01
Người trẻ không tôn giáo: đâu là linh đạo của giới trẻ?


Các cuộc khảo sát cho thấy: Gắn kết với bất kỳ tôn giáo nào không có nghĩa là từ bỏ đời sống thiêng liêng của mình. Nhưng linh đạo này nuôi dưỡng điều gì, và nó liên quan hoặc không liên quan như thế nào với các tôn giáo lâu đời? Phân tích của các chuyên gia.

Chưa đầy hai thế kỷ sau triết gia Nietzsche, Chúa sẽ chết với gần một phần ba người Thụy Sĩ không có tôn giáo. Thật vậy, theo số liệu mới nhất của Văn phòng Thống kê Thụy Sĩ (FSO), 30,9% dân số tuyên bố họ “không có tôn giáo”. Một thể loại phát triển từ năm 1970 và trong đó người ta không ngạc nhiên khi thấy thế hệ trẻ chiếm đa số.

Nhà xã hội học Pascal Tanner, tác giả một nghiên cứu nhân khẩu học xã hội khẳng định về chủ đề này: “Nhìn chung, những người không theo tôn giáo nào trẻ hơn những người có tôn giáo, một liên hệ được quan sát ở các quốc gia khác như ở Đức, Anh, Canada và Hoa Kỳ.” Theo ông, một khuynh hướng chưa có đà ngừng lại: “Việc phần lớn người dân Thụy Sĩ không theo tôn giáo sẽ chỉ là vấn đề thời gian.”

Chủ nghĩa vô thần giới hạn ở mức 4%

Điều này có nghĩa người trẻ có từ bỏ linh đạo của họ không? Ông François Gauthier, nhà nhân chủng học xã hội về tôn giáo tại Đại học Fribourg phát biểu: “Không có gì bảo đảm. Có rất ít người không tin vào cái gì. Tỷ lệ người vô thần đã bảo hòa từ lâu, không bao giờ vượt quá 4% dân số dù ở những quốc gia có tỷ lệ cao nhất.”

 “Không theo tôn giáo nào không có nghĩa là không có tín ngưỡng” – Francois Gauthier

Cũng tương tự như thế với nhà nghiên cứu người Pháp Claude Dargent, giáo sư khoa học chính trị chuyên về tôn giáo và hệ thống giá trị, ông nhận xét: “Một tỷ lệ đáng kể của những người tuyên bố họ không có tôn giáo nào, nhưng họ lại tin vào thế giới bên kia, thiên đàng, địa ngục hoặc luân hồi”. Ông nêu rõ: “Những niềm tin này phổ biến không kém trong giới trẻ, so với người lớn tuổi, và thậm chí đang phát triển mạnh ở Pháp.” Ông François Gauthier tóm tắt: “Trên thực tế, không theo tôn giáo nào không có nghĩa là không có tín ngưỡng.” Lòng mộ đạo của những người không tôn giáo đơn giản thể hiện qua việc họ xa cách các giáo hội kitô và các tín ngưỡng đã được thiết lập.”

Tự do thu lượm

Bà Irene Becci, giáo sư xã hội học và nhân chủng học tại Viện Khoa học Xã hội về Tôn giáo Đại học Lausanne, Thụy Sĩ cho biết: “Đặc biệt điều nổi trội ngày nay nơi các thế hệ trẻ: họ muốn tự mình quyết định, họ không muốn các thể chế quyết định thay cho họ.” Bà giải thích, khác với những gì đã được ấn định sẵn, người trẻ “không tôn giáo” họ thích tự “đi kiếm đây đó, thử nghiệm linh đạo này qua linh đạo khác tùy theo bạn bè hoặc sách vở họ đọc.”

Ông Pascal Tanner giải thích: “Họ có được tự do này là vì cha mẹ của họ không còn thuộc về một cộng đồng tôn giáo nào, hoặc chỉ một phần. Trong nhiều thập kỷ, sự thay đổi bối cảnh tôn giáo trên hết là do giáo dân xa rời Giáo hội. Các thế hệ mới không còn biết ý nghĩa của một lựa chọn như vậy: họ luôn ở bên ngoài.”

“Neo bám không còn liên quan đến truyền thống hay thể chế, nhưng nhiều hơn ở cấp độ cá nhân” – Irene Becci

Trong nồi lẫu cá nhân này, lần lượt các yếu tố của truyền thống đông phương, các linh đạo khác nhau, các triết lý tổ tiên và ngay cả các tôn giáo đã được thiết lập, tất cả kết hợp với nhau. Ông François Gauthier giải thích: “Tâm linh không đáp ứng với mệnh lệnh của những niềm tin độc quyền”. Trong lãnh vực này, không còn một sự thật để tập thể nghe theo, mà là những minh triết kết hợp theo cách làm riêng của mỗi người.”

Đi tìm con người thật của mình

Nhà nghiên cứu Claude Dargent tổng kết: “Giống như các tôn giáo, các hình thức tâm linh khác nhau có điểm chung là từ chối quan điểm duy vật về thế giới.” Bà Irene Becci nói về tầm nhìn siêu việt về cuộc sống con người, nhưng sự khác biệt ở đây rất quan trọng: mục đích không còn để được cứu rỗi, lời hứa về đời sống vĩnh cửu đời sau, nhưng là tự nhận thức, đi tìm sự viên mãn cá nhân trong cuộc sống ở đây và bây giờ. Ông François Gauthier tóm tắt: “Có một mẫu số chung cho những tín ngưỡng này, từ đạo saman đến ngẫu tượng giáo hay thuyết vật linh: ý tưởng cho rằng khi nhận ra tiềm năng của mình, người ta sẽ tiếp xúc với cuộc sống và vũ trụ.”

Bà Irene Becci nói rõ: “Neo bám không còn liên quan đến truyền thống hay thể chế, nhưng nhiều hơn ở cấp độ cá nhân. Những người này đi tìm một bản thể đích thực, một cảm xúc, một trải nghiệm sống. Họ nói nhiều đến nội tại tính, tầm quan trọng của chánh niệm trong giây phút hiện tại.” Bằng chứng cho chuyện này là các khóa saman, các khóa bí truyền và các nghi lễ khác của tân-ngoại giáo hoặc phù thủy.

Tự nhiên và chu kỳ của nó

Nhà nhân chủng học xã hội François Gauthier nhắc lại: “Trên quy mô lịch sử nhân loại, những thực hành này không phải là mới. Sự bình thường của niềm tin tôn giáo không phải lúc nào cũng được sống theo kiểu độc quyền thuộc về và giữ ngày chúa nhật.” Nếu nói theo kiểu thế tục hóa, khi bàn đến sự suy tàn của các tôn giáo truyền thống, thì theo ông, chúng ta thà chứng kiến một kiểu quay trở lại với thuyết vật linh, tức là với các linh đạo thịnh hành trước khi ba tôn giáo đơn thần ra đời, giống như các tín ngưỡng của người thổ dân Mỹ trước thời chủ nghĩa thực dân chẳng hạn.

“Các tâm linh này là biểu hiện của nhu cầu tôn giáo phổ quát đã được các nhà xã hội học người Mỹ về tôn giáo chứng minh” – Claude Dagent

Ông mô tả: “Chúng ta rời bỏ quan niệm về hai thế giới riêng biệt, ở thế giới bên này và bên kia, để kết nối tầm nhìn của những điều đan chéo nhau, các thần linh và Chúa ở trong thực tại của chúng ta”. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện mạnh mẽ trở lại của tất cả những niềm tin này làm nổi bật sự quy chiếu về tự nhiên. Ông nhắc lại: “Ngày nay tâm linh được sống trong một mối liên hệ chặt chẽ với hệ sinh thái.”

Tóm lại, một cách chung, các tâm linh này không đưa ra tên của họ? Nhà nghiên cứu người Pháp Claude Dargent đặt vấn đề: “Các tâm linh này là biểu hiện của nhu cầu tôn giáo phổ quát đã được các nhà xã hội học người Mỹ về tôn giáo chứng minh”. Chính xác “nhu cầu này được thể hiện qua chức năng tôn giáo hiện có. Tuy nhiên, không có sự tiến hóa lâu dài, điều không thể tránh từ một quá khứ tôn giáo đến một tương lai không thể xảy ra. Đây chỉ là những chuyển động theo chu kỳ.”

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây