Giáo xứ Vinh Hương

Giả nhân giả nghĩa và làm ra vẻ minh bạch

Thứ bảy - 19/06/2021 20:55
gia nhan gia nghĩa

"Chúng ta nên hạnh phúc khi không đọc hoàn toàn sự thật trong sâu thẳm lòng mình cũng như trong sâu thẳm lòng người khác, nhưng cố gắng đến đó với tấm lòng đồng cảm với chính mình và với người khác".

Nhà tâm lý và phân tâm học Jacques Arènes nêu lên tình trạng giả nhân giả nghĩa của chúng ta khi chúng ta đi tìm ảo tưởng. Nhưng liệu sự minh bạch hoàn toàn cho cái tôi của chính mình hay cho người khác có khả thi không? Và thậm chí có nên mơ không?
 
Tuần rồi tôi đề cập đến một chủ đề đau đớn về ý tốt, ý xấu. Chúng ta có thể đột nhiên phát hiện ra chính sự giả nhân giả nghĩa của mình. Ít người nhận ra. Nhận ra mình đặt cuộc đời mình trên một thứ trống rỗng, trên một hình ảnh đẹp để làm vừa lòng người khác, và rồi lại kết thúc ở bên lề ý nghĩa.
 
Chúng ta có thể ở trong tư thế tốt hoặc không tốt
 
Khi đó chúng ta ở giữa hai dòng trống rỗng, chúng ta tuân theo những gì đang xảy ra theo thời để không bị ở một mình, không gắn vào nhóm. Chúng ta ít tồn tại. Chúng ta muốn biểu lộ. Chúng ta sợ nhóm phán xét. Chúng ta ở trong tình trạng giả nhân giả nghĩa và làm ra vẻ minh bạch. Và nó dường như quan trọng nhưng lại ngột ngạt.
 
Ảo tưởng về sự minh bạch
 
Có một sự phỉnh phờ khác, đó là sự minh bạch hoàn toàn cho chính bản thân mình. Có một sự thật dễ dàng có được, tự phát, không mưu mẹo. Một loại tiếp cận ngay lập tức mình là ai.
 
Đó là mặt kia của sự không ngay thẳng đầu tiên: một mặt, chúng ta thể hiện mình nhưng chúng ta lại trống rỗng; mặt kia, chúng ta lại không ngừng vạch trần mình, nhưng lại không biết mình đang cố gắng thể hiện điều gì… Vực thẳm này của bản thân là bi thảm, vì nó không có tính nhất quán và không có ý nghĩa thực sự, vì thế cũng vô ích như tư thế đầu tiên, hoặc bịp bợm.
 
Trên thực tế, chúng ta không thể tiếp cận với bản thân mình như kiểu bóc vỏ hành một cách có hệ thống, những lớp đầu tiên mà chúng ta nghĩ là con người chúng ta, nhưng thật sự thì không đúng. Có những bóng tối trong chính chúng ta. Có những sức mạnh của mâu thuẫn, những vùng nội tâm giao động và bất định, những sợi chỉ giao nhau, những dòng tâm linh trên bề mặt và tận thâm sâu. Thậm chí lại rất nguy hiểm nếu đi quá nhanh trong hang động này.
 
Một thế giới nội tâm không kham nổi
 
Trong tiểu thuyết Dorian Gray của nhà văn người Anh Oscar Wilde, nhân vật bất ngờ phát hiện ra bức chân dung của chính mình, được một họa sĩ ma quỷ vẽ. Nếu ông không già đi, thì đây là hiệp ước của ông với các thế lực tà ác, và nếu ông cho người chung quanh thấy khuôn mặt tuổi trẻ vĩnh cửu của mình, thì chân dung của ông lại đi ngược với thế giới nội tâm của ông, như thế có nghĩa là xuống cấp, là không kham nổi.
 
Tôi cũng có thể trích dẫn tác giả Bernanos, và cho những ai có thể xem phim Dưới ánh mặt trời của Satan (Sous le soleil de Satan, của Maurice Pialat). Một nhân vật linh mục thảm hại, có thể bị quỷ xúi, để đọc trực tiếp tâm trạng các linh hồn, đặc biệt trong tâm hồn Mouchette, một phụ nữ trẻ bị cám dỗ tự tử: một linh hồn đau đớn, bị ám ảnh, đen tối với chính mình, một tâm hồn đi trong cô đơn hãi hùng.
 
Một tiểu thuyết khác, nhưng cũng cho thấy cùng một thử thách khủng khiếp của việc tìm hiểu cõi nội tâm sâu thẳm, dù phải đau đớn để chiêm nghiệm, để đồng hành và để hiểu. Một số đêm, giữa hai giấc ngủ, chúng ta có giống như linh mục Bernanos, đột ngột đắm mình trong “toàn bộ và chi tiết (của những suy nghĩ chúng ta), trong vô hạn vùng liên kết giữa chúng, trong những rung động nhỏ nhất” của ước muốn chúng ta không? Nó kéo dài trong một vài khoảnh khắc, đôi khi hãi hùng, nhưng lại là những bộc lộ cực mạnh.
 
Tiếp cận một sự thật
 
Chúng ta nên hạnh phúc khi không đọc hoàn toàn sự thật trong sâu thẳm lòng chúng ta, cũng như trong sâu thẳm lòng người khác, bởi vì chúng ta có thể bị kẹt ở đó, vẫn còn bị mê hoặc tuyệt vọng, nhưng chúng ta cố gắng đến đó với tấm lòng đồng cảm, một sự đồng điệu, với chính mình trước tiên, và sau đó với người khác. Để cảm nhận những hài hòa hay những căng thẳng, để biết một số giới hạn của chúng ta, dù sao khi chúng ta đến được tận đáy đen tối nhưng lại sáng tạo của chúng ta: gần mình, không phải là đọc bản thân mình như một quyển sách được viết.
 
Gần gũi vợ / chồng, bạn bè, cũng không hoàn toàn giải mã được mã số hoặc thuật toán của nó. Như thế sẽ quá hủy hoại. Đó là tiếp cận một sự thật được cảm nhận, mạo hiểm với từ ngữ có thể bị hiểu lầm. Nhưng cũng phải chịu đựng sự im lặng.
 
Và đôi khi, chỉ trong một giây, chúng ta thoáng thấy được sự thật của chính mình, của người khác. chỉ chừng đó. Hơn nữa, nó sẽ rất đáng sợ, đau đớn hoặc quá dữ dội, và như thế chúng ta sẽ bị tổn thương.

Tác giả bài viết: lavie.fr, Jacques Arènes - Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây