Sáng kiến do Uỷ ban Hoà giải Quốc gia của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc tổ chức và đề xuất các giáo xứ, cộng đoàn, hiệp hội Công giáo ở tất cả các Giáo phận thực hiện, bao gồm mỗi ngày cầu nguyện cho một ý chỉ: 1) Cầu nguyện cho sự hoán cải hướng tới một một sự thống nhất hoà bình; 2) Cầu nguyện cho các lãnh đạo chính trị để họ trở thành những người kiến tạo hoà bình; 3) Cầu nguyện cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và một thế giới không có vũ khí hạt nhân; 4) Cầu nguyện cho những người đang đau khổ do lệnh trừng phạt kinh tế; 5) Cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng ở bán đảo Triều Tiên; 6) Cầu nguyện cho các gia đình bị chia cắt giữa biên giới và cho những người phải chạy trốn khỏi Bắc Hàn; 7) Cầu nguyện cho sự hoà giải và đoàn kết dân tộc; 8) Cầu nguyện tất cả những ai xây dựng hoà bình; 9) Cầu nguyện cho chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên. Trong ngày cầu nguyện cuối cùng, mỗi giáo xứ sẽ dâng Thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình.
Ngoài cầu nguyện cho hoà bình, một hội nghị chuyên đề quốc gia về kỷ niệm 70 năm chiến tranh và sự phân chia của Triều Tiên sẽ được tổ chức tại Seoul vào ngày 20/6. Đại diện Ủy ban Hòa giải Quốc gia của Hội đồng Giám mục sẽ tham gia hội nghị cùng với các học giả của khoa “Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên” và “Viện Đại học Quốc gia Seoul về Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất”. Hội nghị chuyên đề sẽ là dịp để suy tư nhìn lại 70 năm đã trôi qua và đưa ra những triển vọng mới cho hòa bình và hòa giải.
Một thời điểm đặc biệt khác của cầu nguyện quốc gia được dự kiến vào ngày 27/7. Đây là ngày cách đây đúng 70 năm, hiệp định đình chiến của cuộc xung đột dọc theo bán đảo Triều Tiên từ ngày 25/6/1950 đến ngày 27/7/1953 được ký kết. Hiệp định đình chiến kết thúc cuộc giao tranh, qua việc thiết lập một đường phân giới mới giữa Bắc và Nam Triều Tiên được gọi là “Khu phi quân sự Triều Tiên.”
Đại diện các Giáo hội Kitô khác cũng sẽ tham gia buổi cầu nguyện cho hòa bình. Tất cả sẽ tưởng nhớ các nạn nhân do cuộc xung đột liên Triều gây ra, khoảng 3 triệu người chết, bị thương và mất tích, một nửa trong số đó là dân thường. 70 năm sau những sự kiện đó, các cộng đoàn Kitô giáo Hàn Quốc vẫn đang yêu cầu “một tuyên bố chính thức ngay lập tức kết thúc chiến tranh Triều Tiên” và qua một hiệp ước hòa bình để thay thế hiệp định đình chiến năm 1953, vẫn còn hiệu lực về mặt kỹ thuật. Nhưng các Giáo hội lưu ý, quá trình chính trị này, chỉ có thể bắt đầu bằng sự tha thứ và hòa giải lẫn nhau.
Ngọc Yến - Vatican News
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn