Giáo xứ Vinh Hương

Các thành viên nhóm đức tin bị kiện vì phỉ báng được tại ngoại

Thứ tư - 15/06/2016 07:38
 

Mạng lưới các tổ chức hợp tác với Misereoer ở Philippine bị buộc tội phát hành ‘báo cáo sai sự thật’ về thiệt hại do công ty khai thác mỏ gây ra

Các thành viên thuộc mạng lưới các tổ chức hợp tác với tổ chức Misereor tại Philippines (PMPI) bị một công ty khai thác mỏ buộc tội phỉ báng, đã đến tòa án Manila hôm 10-6 và được bảo lãnh tại ngoại.

“Vụ này sẽ giúp chúng tôi làm việc còn tốt hơn nữa để phục vụ các cộng đồng thấp cổ bé họng, các vùng thành thị và nông thôn đang đối mặt với sự xâm hại”, Yolanda Esguerra, nhân viên điều phối quốc gia của PMPI và cũng là bị cáo trong vụ này, nói.

PMPI là một mạng lưới phát triển xã hội gồm các tổ chức của người dân, các nhóm dựa trên đức tin, và Misereor, tổ chức phát triển hải ngoại của Giáo hội Công giáo Đức.

Mạng lưới này cùng bốn thành viên đang đối mặt những cáo buộc phỉ báng trên mạng vì đưa tin công ty khai thác mỏ cố tình lấy lại kho dự trữ quặng nickel trên một hòn đảo ở miền trung Philippines.

Công ty khai thác mỏ Hinatuan làm đơn kiện PMPI vì mạng lưới này đưa tin hồi tháng 6-2015 rằng một sà lan do công ty thuê đã phá hủy các thuyền đánh cá nhỏ ở ngoài khơi đảo Manicani thuộc miền trung Philippines.

“Ủng hộ hành động bảo vệ môi trường không phải là tội phạm”, luật sư Mario Maderazo, cố vấn pháp lý của PMPI, nói.

Maderazo nói PMPI “làm đúng theo tầm nhìn phát triển có tính bao hàm trong các cộng đồng nhưng không hy sinh môi trường lành mạnh của họ, đó là quyền lợi của người dân”.

Marnie Tonson, thành viên tổ chức Promotion Internet Freedom Alliance và nằm trong nhóm pháp lý của PMPI, nói vụ này chỉ làm cho tổ chức tăng thêm “nhiệt huyết” thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ những người yếu đuối và đẩy mạnh công bằng xã hội”.

Esguerra thuộc PMPI nói vụ này cho thấy những gì tổ chức làm cho cộng đồng tác động mạnh mẽ lên các nhóm tham gia các ngành khai khoáng.

Các tổ chức dựa trên đức tin, trong đó có linh mục và nữ tu, và các tổ chức khu vực, bày tỏ sự ủng hộ đối với PMPI bằng cách tổ chức cuộc tập trung thinh lặng trước cửa tòa án.

“Chúng tôi rất biết ơn sự ủng hộ của các thành viên. Sự hiện diện của họ và các vấn đề họ đưa ra là điều rất quan trọng trong công tác phát triển”, bà nói thêm.

“Năm ngoái, Đức Thánh cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác mỏ, và kêu gọi các công ty khai thác mỏ lớn thay đổi quan điểm cách triệt để … có thể đã đến lúc cả nước cần xem xét kỹ vấn đề này”, Candy Hidlgo, trợ lý điều phối viên của PMPI và cũng là bị cáo trong vụ này, nói.

Cư dân đã phản đối các hoạt động khai thác mỏ trong nhiều năm nay, và được nhiều tổ chức ủng hộ trong đó có Giáo hội Công giáo, sau khi Hinatuan được quyền khai thác trên đảo Manicani thuộc vịnh Leyte, năm 1987.

Công ty này ngừng hoạt động vào năm 1994 do giá nickel giảm, nhưng bắt đầu hoạt động lại vào năm 2001.

Hoạt động của họ lại bị đình chỉ vào năm 2002 sau khi bị người dân địa phương phản đối, và được giáo phận Borongan ủng hộ.

Năm 2005, công ty được cấp phép di chuyển các kho dự trữ nhưng bị cư dân phản đối, dẫn đến các vụ xung đột với cảnh sát.

Giáo phận Borongan trông coi Manicani, trước đây từng lo sợ tình trạng tiếp tục khai thác mỏ trên đảo sẽ dẫn đến “hủy hoại môi trường bừa bãi”.

Tác giả bài viết: Joe Torres từ Manila, Philippines

Nguồn tin: vietnam.ucanews.com

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây