Giáo xứ Vinh Hương

Bà Tsetsege, người tìm thấy tượng Đức Mẹ ở bãi rác: “Tôi chúc Đức Thánh Cha sống lâu”

Thứ ba - 05/09/2023 20:48
Tượng Đức Mẹ Thiên đàng trong thánh lễ Đức Phanxicô dâng tại Steppe Arena
Tượng Đức Mẹ Thiên đàng trong thánh lễ Đức Phanxicô dâng tại Steppe Arena


Bà Tsetsege ngoài bảy mươi, dù có khó khăn về thể chất nhưng bà có mặt ở tất cả các sự kiện trong chuyến đi của Đức Phanxicô. Ngày 1 tháng 9, bà gặp Đức Phanxicô trong chiếc lều bên ngoài nhà thờ Thánh Phêrô Phaolô ở Oulan-Bator: “Ngài ban phép lành cho tôi, tôi nói lời cám ơn và tôi chúc ngài một năm mới âm lịch: sức khỏe, hành trình tốt đẹp và công việc tốt trong cương vị người đứng đầu Giáo hội.”
 

“Chúng tôi không nói nhiều… Ngài ban phép lành cho tôi trên trán và chúc tôi sống lâu.” Còn bà?, “Tôi chúc ngài sống lâu và cũng là điều ngài mong muốn trong dịp Isagaan Sar, năm mới âm lịch, đó là sức khỏe, một chuyến đi tốt đẹp và công việc tốt trong cương vị người đứng đầu Giáo hội và nhất là được sự phù hộ của tổ tiên.”

Khi bà cười, hai mắt bà là hai khe hở khuất trong những nếp nhăn trên làn da sạm đen vì nắng. Nhìn bà khó có thể đoán được tuổi của bà. Bà nói bà “69” với nét gần như tự hào trong giọng nói.

Đức Mẹ trong chuyến đi của Đức Phanxicô

Bà là mẹ của 11 người con và là nhân vật biểu tượng trong chuyến đi vừa kết thúc của Đức Phanxicô ở Mông Cổ. Người phụ nữ chăn cừu cách đây khoảng mười năm trước đã tìm thấy trong bãi rác bức tượng bằng gỗ mà ngày nay Giáo hội công giáo của quốc gia Trung Á tôn kính. Bức tượng bằng gỗ hiện nay ở nhà thờ chính tòa  Thánh Phêrô Phaolô. Bức tượng đi theo chuyến đi của Đức Phanxicô cũng được đem đến Steppe Arena ngày chúa nhật 3 tháng 9 trong thánh lễ Đức Phanxicô cử hành với khoảng 2.000 giáo dân đến từ các vùng khác nhau của châu Á.

Đức Phanxicô chào bà Tsetsege ở chiếc lều

Bà Tsetsege ngồi trên một trong những chiếc ghế trắng trên tấm thảm đỏ. Bà không thể đứng lâu và phải dựa vào gậy vì bà bị đau chân nên đi khập khiễng. Bà đi còn khó hơn trong đôi ủng da màu sậm, với chiếc áo màu trắng truyền thống trong các ngày lễ. Ngày thứ bảy 2 tháng 9, bà ở nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô Phaolô trước khi Đức Phanxicô gặp các nhà truyền giáo và những người tận hiến trong nhà thờ, Đức Phanxicô khi ra khỏi xe đã vào chiếc lều truyền thống của người du mục của bà. Ngài cũng dựa trên chiếc gậy và bước về cánh cửa gỗ của căn lều luôn mở ra như dấu hiệu chào đón. Bà Tsetsege đã ở bên trong, bà chờ giáo hoàng đến gặp nhân vật nhỏ bé này, giờ đây bà thành nổi tiếng khắp Giáo hội công giáo Mông Cổ.

Cuộc gặp gỡ với Đức Mẹ

Bà Tsetsege tránh các câu hỏi về nội dung cuộc nói chuyện ngắn ngủi với giáo hoàng, trước truyền thống Vatican News, bà chệch hướng cuộc nói chuyện: “Ông có biết câu chuyện của tôi không?”. Bà trả lời bằng những câu ngắn gọn nhưng bà thích nán lại với kỷ niệm ngày 5 tháng 7 năm 2016, khi bà “làm việc” – bà nói như thế  – ở bãi rác, như nhiều người nghèo ở Mông Cổ ‘làm việc’, bà lục lọi rác thải ở quận Tarhan. Từ đống rác được dỡ xuống từ xe tải, bà nhìn một tấm vải bọc bên trong có một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ cao khoảng 62 cm và các đặc điểm của một “phụ nữ xinh đẹp”. Dù bà chưa biết những chuyện căn bản của đạo công giáo (dù thỉnh thoảng bà có gặp các nữ tu Dòng Mẹ Têrêxa), nhưng ngay lập tức bà thấy mình phải lấy bức tượng này ra khỏi đống rác. Bà không bao giờ thắc mắc ai đã vứt bức tượng, bà chỉ muốn giữ bức tượng.

Đức Phanxicô chúc lành cho bà Tsetsege

Các nữ tu Dòng Mẹ Têrêxa

Bà nói: “Tôi giữ bức tượng này ở nhà suốt một năm. Tôi đã nhìn thấy bức tượng và tôi muốn giữ cho riêng tôi. Tôi biết đó là Mẹ Maria và tôi muốn giữ Mẹ. Những mảnh ghép của mọi tôn giáo đều có thể được tìm thấy ở Mông Cổ. Mông Cổ là một đất nước rất xinh đẹp.” Các nữ tu Dòng Mẹ Têrêxa, trong công việc từ thiện không mệt mỏi của họ với người nghèo, đã nhìn thấy bức tượng và hỏi bức tượng đến từ đâu. Sau đó, họ giải thích với bà, đó là tượng Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa. Bà nói: “Tôi đã nghe nói về người công giáo. Vào những năm 80, nhà thờ được xây và ngay từ đầu tôi đã biết ai sống và làm việc ở đó. Các nữ tu ở Tarhan đã giải thích với tôi nó rất quý giá nên tôi và chồng quyết định đến thăm nhà thờ.”

Mông Cổ được thánh hiến cho Mẹ Thiên đàng

Và tại nhà thờ, bà quyết định tặng nhà thờ bức tượng thân yêu này và bức tượng đã ở đó trong vài năm. Khi biết chuyện này, hồng y Marengo đích thân đến gặp bà và – như bà kể trong một số phỏng vấn năm ngoái – bà nghĩ: “Đức Mẹ muốn nói với chúng ta điều gì đó. Tôi đã đến đó, tôi đã gặp Đức Mẹ. Sau đó, ngày lễ Truyền Tin 25 tháng 3, với sự đồng ý của cộng đồng – chúng tôi chính thức chuyển bức tượng đến Oulan-Bator để đặt ở nhà thờ chính tòa, để  mọi người biết đến và tôn kính nhiều hơn.”

Đức Phanxicô và bà Tsetsege ở cánh cửa gỗ của căn lều

Vì thế bây giờ bức tượng gỗ được đặt ở nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô Phaolô ở Oulan-Bator và được đàn chiên nhỏ công giáo Mông Cổ tôn kính là Mẹ Thiên đàng. Năm ngoái hồng y Marengo đã thánh hiến Giáo hội công giáo Mông Cổ cho Đức Mẹ. Một bước tiến lớn sinh ra từ trực giác nhỏ bé của một phụ nữ không theo đạo công giáo. Bà nói: “Bây giờ tôi là người công giáo, tôi đã được rửa tội tháng 5 năm nay ở Tarhan, nơi tôi tìm thấy bức tượng.”

Cám ơn giáo hoàng

“Một cảm xúc tuyệt vời” dù tôi chỉ được gặp giáo hoàng trong giây lát, được trực tiếp nói chuyện với ngài: “Tôi nói lên lời cám ơn vì chuyến đi rất tích cực này của ngài cho Mông Cổ. Cám ơn ngài là giáo hoàng Phanxicô.”

Marta An Nguyễn dịch

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây