Giáo xứ Vinh Hương

Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo, ngọn hải đăng thời khủng hoảng

Thứ sáu - 20/07/2012 20:41
Rôma, 17.07.2012 (ZENIT.org) – Giáo Huấn Xã Hội không hề là một chủ thuyết nhưng mà là kết quả của sự suy nghĩ về những thực tế phức tạp của kiếp nhân sinh (…)
Hải đăng
Hải đăng
Rôma, 17.07.2012 (ZENIT.org) –  Giáo Huấn Xã Hội không hề là một chủ thuyết nhưng mà là kết quả của sự suy nghĩ về những thực tế phức tạp của kiếp nhân sinh (…) và những nguyên tắc có thể làm được nhiều điều để đáp ứng những thách thức của cuộc khủng hoảng hiện nay, Thượng Phụ thành Venise, Đức Cha Francesco Maraglia, đã tuyên bố nhân dịp lễ Chúa Cứu Thế, được cử hành ngày chúa nhật, 15/07/2012.
Đức cha Moraglia đã nhắc lại, trong bài giảng của ngài, hai năm dịch hạch (1575-1576) mà cư dân thành Venise và Thượng Viện nước Cộng Hòa đã biết đương đầu bằng cách kêu cầu sự che chở của Đấng « duy nhất » có thể cứu vớt, và đã phó dâng mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, long trọng tuyên hứa sẽ xây dựng lên một Thánh Đường mới.
Vào năm 1577, sau khi nạn dịch chấm dứt và đã giết hại 50.000 người, công trình xây cất được khởi sự, và đến năm 1592, thánh đường Chúa Cứu Thế đã khánh thành, và đã được thánh hiến trọng thể vào chúa nhật thứ ba của tháng bảy.
« Đối với người dân thành Venise, ĐC Moraglia bình luận -chạy tới kêu cầu Đấng Duy Nhất có thể cứu vớt họ, trong lúc tất cả mọi đáp án khác đều tỏ ra không đủ, mang một ý nghĩa của con người ở mọi thời đại, con người gắn liền với mỏng giòn, với yếu đuối, với giới hạn gắn liền với tình trạng tạo vật của mình, lại thêm những khuyết điểm xuất phát từ tình trạng tội lỗi, -tuy đã được loại bỏ bởi bí tích Thánh Tẩy- những vẫn còn hiện diện những hậu quả như dư hưởng của sự ác.
Con người ngày hôm nay cũng vậy, ngài nói thêm, mặc dù tiến bộ khoa học kỹ thuật, vẫn còn sống trong sự mỏng giòn như xưa và vẫn trong nỗi lo âu đến độ sợ rằng « không có ngày mai ».
Không « có tương lai » có nghĩa là « chứng kiến hiện tại của mình lao xuống hố sâu vô nghĩa làm mất đi khả năng khiến chúng ta tha thiết với cuộc sống, với công ích, với giáo dục các thế hệ mới, mà chúng ta có bổn phận phải truyền lại những giá trị đã tạo nên hình hài cho thành phố, cho lịch sử của nó và cho cuộc « sống thoải mái » dân sự của chúng ta.
Đối mặt với những thách thức như thế, ĐC Moraglia đã nhắc nhở rằng một tôn giáo như Kitô giáo, mà ưu tư hoàn toàn khác hơn là giới hạn về những chuyện siêu việt, có khả năng đưa ra lời giải đáp mạnh mẽ, nhờ GHXH, vốn không hề là một chủ thuyết nhưng là « kết cục của một sự trình bày cẩn thận những kết quả và của một sự suy nghĩ về thực tế phức tạp của kiếp nhân sinh trong xã hội dân sự cũng như trong bối cảnh quốc tế, trong viễn cảnh Đức Tin và truyền thống Giáo Hội ».
« Nhờ vào những nguyên tắc của GHXH kitô giáo –và đây là thông điệp của ngày lễ Chúa Cứu Thế năm nay- chúng ta có thể làm rất nhiều cho thành phố chúng ta và cho mọi người», Đức thượng phụ thành Venise nói tiếp.
Đức Cha Moraglia đã đặc biệt nêu lên vấn đề giáo dục giới trẻ về những « giá trị mà ngày nay người ta đã thản nhiên gạt ra bên ngoài đời sống xã hội », trong lúc trái lại, những giá trị này đã hợp thành « những phương hướng thay đổi chính đáng » đang chứng mình những nỗ lực giáo dục là quan trọng như thế nào đối với không những cộng đồng xã hội mà còn cả với đời sống dân sự nữa ».
Như một gương sáng để noi theo, ngài Thượng Phụ thành Venise đã viện dẫn chân phước Giseppe Toniolo, kinh tế gia người Ý đã mãnh liệt « ủng hộ », mối quan hệ nội tại giữa đạo đức và kinh tế : một mối quan hệ bám rễ vào Phúc Âm mà giáo huấn ngày nay mang một giá trị to lớn trong cuộc khủng hoảng hiện tại ».   
Tư tưởng kinh tế của Đức Toniolo, ngài bình luận, hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng, ngài nhắc nhở trong thông điệp của ngài Caritas in Veritate, rằng « Chính trị không phải chỉ là một kỹ thuật » và Nhà Nước có bổn phận tìm các phương cách để « tạo công bằng tại đây và ngay bây giờ » (CIV, 28).
« Thông điệp của lễ kính Chúa Cứu Thế năm 2012 này, ĐC Moraglia nhấn mạnh, tương đương, trong tổng hợp với sự nhìn rõ những tiêu đề lớn trong GHXH Kitô giáo là những gì ; GHXH giúp đương đầu, trong một viễn cảnh mới, với tình hình khó khăn mà các công nhân, các gia đình, xã hội, đang sống, đến nay đã quá lâu rồi ».
Để kết luận, vị thượng phụ lại nhắc lại chân phước Toniolo như một nhân vật gương mẫu trong bối cảnh lịch sử, xã hội, kinh tế và văn hóa, hiện nay, để biết xác định « với sự sáng suốt, những viễn cảnh sẽ đặt vào địa vị trung tâm chính con người chứ không phải lợi nhuận như mục đích ».
 

Tác giả bài viết: Mạc Khải lược dịch từ zenit.org/article-31436?l=french

Nguồn tin: www.ghxhcg.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây