Giáo xứ Vinh Hương

Phương pháp đọc Kinh Thánh: Bối cảnh và cấu trúc Mt 21,28-32.

Thứ ba - 20/09/2011 00:34

Kinh Thánh

Kinh Thánh
Bài viết bàn về tầm quan trọng của việc đặt một đoạn văn vào “bối cảnh văn chương” và tìm hiểu “cấu trúc” để hiểu ý nghĩa của đoạn văn ấy.

 

 

 

 

Phương pháp đọc Kinh Thánh: Bối cảnh và cấu trúc Mt 21,28-32.

 

 

Dẫn nhập

Bài viết bàn về tầm quan trọng của việc đặt một đoạn văn vào “bối cảnh văn chương” và tìm hiểu “cấu trúc” để hiểu ý nghĩa của đoạn văn ấy. Đây là những bước quan trọng của phương pháp đọc Kinh Thánh. Bài viết chọn đoạn văn Mt 21,28-32 (Chúa Nhật XXVI thường niên, năm A) làm ví dụ. Có thể tạm gọi đoạn văn Mt 21,28-32 là “dụ ngôn về nói và làm của hai người con”. Tuy nhiên, tựa đề này chưa lột tả hết nội dung của đoạn văn Mt 21,28-32. Cần đặt đoạn văn này vào bối cảnh văn chương của nó và tìm hiểu cấu trúc mới có thể khám phá ra những nét hay, những nét tương phản mạnh mẽ trong bản văn. Các trích dẫn bản văn Tin Mừng Mát-thêu trong bài viết được lấy từ bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Bản văn Mt 21,28-32 như sau:

[Mt 21,28-32]28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho." 29 Nó đáp: "Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất." Đức Giê-su nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy."

Đoạn Tin Mừng Mt 21,28-32 kể câu chuyện về hai người con. Người con thứ nhất “nói không đi làm” nhưng sau đó hối hận và “đi làm”. Người con thứ hai bày tỏ thái độ sẵn sàng, nhưng rồi lại không đi làm vườn nho. Đức Giê-su dùng câu chuyện này để đưa ra nhận định về những người đang nghe, Người nói với họ: “Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (21,31). Nếu mở sách Tin Mừng Mát-thêu và chỉ đọc đoạn văn Mt 21,28-32 như trích dẫn trên đây, độc giả sẽ thấy khó hiểu vì bản văn bắt đầu bằng: “Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai…” Độc giả không biết ai đang nói và nói với ai. Mãi đến câu 21,31b bản văn cho biết là Đức Giê-su đang nói với “họ”, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến đoạn văn Mt 21,28-32, chẳng hạn:

1. Tại sao Đức Giê-su kể dụ ngôn “nói và làm của hai người con” và kể với mục đích gì?

2. Nhân vật “họ” trong bản văn được Đức Giê-su nói đến ở ngôi thứ hai số nhiều: “Các ông”. Nhân vật này là ai?

3. Tại sao câu chuyện đặt song song “người con thứ nhất” với “những người thu thuế và những cô gái điếm” và “người con thứ hai” với “các ông”?

4. Tại sao Đức Giê-su nhắc đến nhân vật Gio-an Tẩy Giả và nói đến “tin vào ông ấy” trong đoạn văn 21,28-32?

5.Dựa vào đâu để Đức Giê-su có thể nhận định: Những người nghe (các ông) không chịu hối hận mà tin vào Gio-an Tẩy Giả (21,32)?

6. Dựa vào đâu để gọi câu chuyện Mt 21,28-32 là một dụ ngôn, trong khi không có từ “dụ ngôn” (parabolê) trong đoạn văn Mt 21,28-32?

7. Trình thuật 21,28-32 có giọng văn tranh luận và kết án. Tại sao có giọng văn này và tranh luận khởi đầu và kết thúc như thế nào?

 

XIN MỜI ĐỌC TIẾP

Tác giả bài viết: Lm Giuse Lê Minh Thông OP.

Nguồn tin: http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây