Vị trí của phụ nữ trong Giáo hội là một trong những chủ đề trọng tâm của Thượng hội đồng. Từ Rôma, các phóng viên đặc biệt của báo La Croix theo dõi và tường trình cho quý độc giả sinh hoạt hàng ngày của Thượng hội đồng trong chuyên mục Trong con mắt của thượng hội đồng.
Thượng hội đồng sắp kết thúc, ở Rôma, nơi lời nói của các thành viên bị kiểm chế, đến mức một số người đặt biệt danh cho thượng hội đồng này là “thượng hội đồng im lặng”, ít nhất các bức hình có giá trị ngang với lời nói. Bức ảnh chụp ngày 19 tháng 10, trên cầu thang của một ngôi nhà ở La Mã, sẽ vẫn là một trong những biểu tượng của cuộc họp bắt đầu ngày 4 tháng 10 này. Trong hình là khoảng sáu mươi phụ nữ vui vẻ vẫy tay chào ống kính của nhiếp ảnh gia.
Tất cả đều tham dự ở Hội trường Phaolô VI để suy tư về tương lai Giáo hội do Đức Phanxicô triệu tập cách đây hai năm. Lần đầu tiên trong Giáo hội công giáo: 54 phụ nữ có quyền bầu cử như các giám mục, các giám mục chiếm 75% đại hội. Những người khác có nhiệm vụ điều hành các cuộc tranh luận xung quanh 35 bàn tròn trong hội trường.
Một ghi nhận chung
Nhưng theo những người trong phòng xác nhận, vị trí của phụ nữ trong Giáo hội không chỉ mang tính biểu tượng trong ba tuần qua. Thực chất đã có rất nhiều cuộc thảo luận và rất căng thẳng về vai trò của họ trong Giáo hội. Chắc chắn, xung quanh các bàn, chúng tôi đã nghe một đại biểu chính thống nhỏ giọng phản đối, khi nghe một phụ nữ đọc Phúc âm trong buổi cầu nguyện buổi sáng trước khi làm việc.
Nhưng ngoài những phản ứng rất thiểu số kiểu này, các tiếng nói đến từ mọi châu lục đều nhất trí: phụ nữ, những người thường chiếm hơn một nửa số trong các buổi họp ngày chúa nhật của giáo xứ phải được hội nhập tốt hơn vào Giáo hội. Nhưng bằng cách nào? Đây là nơi các câu trả lời có nhiều hướng. Một số người thẳng thắn bảo vệ việc phong chức nữ phó tế, kể cả chức linh mục nữ. Những người khác đã trực tiếp phản đối nó.
Sự phản đối thẳng thắn nhất đến từ phụ nữ, vì một trong số họ đến từ Australia, đã khẳng định trước Đại hội toàn thể, theo bà, chức phó tế nữ chỉ củng cố việc giáo sĩ hóa giáo dân và đi ngược với thiên chức làm mẹ. Dù sao, mọi người đều nhận thấy khi nghiên cứu vấn đề này, trong trong các nhóm ngôn ngữ gồm các nghị phụ nghị mẫu, chỉ có phụ nữ – trừ một ngoại lệ – được chỉ định làm báo cáo viên cho công việc này.
Một nghị phụ hài lòng phân tích: “Phụ nữ có nhiều chiến lược hơn các giám mục. Thực tế được thấy trong phòng.”
Đức Phanxicô chống lại “thái độ bắt nạt, coi thường phụ nữ và độc tài”
Nhưng về chủ đề này, bài phát biểu có tác động mạnh nhất trong các tranh luận này chắc chắn là của chính giáo hoàng. Chiều thứ tư 25 tháng 10, ngài ca ngợi “nữ tính” của Giáo hội, là người vợ là người mẹ”. Ngài còn lên tiếng chống lại “thái độ bắt nạt, coi thường phụ nữ và độc tài” của một số linh mục. Ngài nhấn mạnh: “Người phụ nữ biết chờ đợi, khám phá những nguồn lực của Giáo hội, của giáo dân” ngài ca ngợi “lòng can đảm” của họ.
Cũng chính bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ, nhưng ngài không nói đến những con đường cụ thể để phụ nữ hội nhập tốt hơn vào Giáo hội, mà một lần nữa, ngài phản đối chủ nghĩa giáo sĩ trị với những lời đặc biệt mạnh mẽ: “Chủ nghĩa giáo sĩ trị là roi đòn, là tai họa. Đó là hình thức trần tục làm ô uế, làm tổn hại bộ mặt hiền thê của Chúa, bắt dân trung thành và thánh thiện của Chúa làm nô lệ.”
Ngài cũng chỉ trích các linh mục trẻ đi mua sắm áo chùng, áo ren trong các cửa tiệm ở Rôma, ngài còn đi xa hơn khi kể một vài tên tiệm ở Rôma (bị Vatican xóa trong bản tin công khai). Những bình luận đưa ra sau ba tuần hội nghị đã mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: www,phanxico.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn