Giáo xứ Vinh Hương

Đời là bể khổ?

Thứ năm - 19/08/2021 07:29
Vượt qua bất kỳ đau khổ nào cũng đều là cơ hội cho sự trưởng thành nhân cách và thăng tiến nhận thức.
Đời là bể khổ?

Tại sao quá nhiều đau khổ?

Tôi sẽ không bao giờ được chữa lành khi chứng kiến ​​đau khổ tràn ngập nơi cõi nhân sinh ngay từ những ngày đầu. Chúa ơi! Thảm kịch này sẽ kéo dài bao lâu? Sách giáo lý nói rằng cuộc sống có ý nghĩa, nhưng trong số hàng chục tỷ con người, có bao nhiêu người có thể tiếp cận với đời sống thiêng liêng và hy vọng? Hơn tám mươi năm cuộc đời, tôi đã tự hỏi mình những câu hỏi này: Chúa ơi! Tại sao lại có thế giới, có sự sống và sự tồn tại của loài người?

Và tại sao lại sống?

Tôi trả lời bằng cả trái tim và niềm tin (nhưng không phải bằng lý trí của mình): "Sống để học cách yêu thương!": Nếu tha nhân hạnh phúc, tôi chia sẻ với người ấy; nếu tha nhân bất hạnh, tôi cảm thông với họ.

Vậy tình yêu và hạnh phúc là gì?

Niềm vui đi kèm với tình thương không thể so sánh được với mọi hạnh phúc, nó mong manh lắm! Tình thương cũng không ngăn được đau khổ... Tuy nhiên, sống như một kitô hữu là chấp nhận tìm kiếm tình yêu thương bằng mọi giá. Nhưng hãy cẩn thận với thứ "chủ nghĩa duy khổ hạnh" cho rằng đau khổ có lợi cho đạo đức! Đó chỉ là một bức tranh biếm họa bao gồm việc tìm kiếm đau khổ, hoặc say mê nó với lý do là Chúa Giêsu đã phải chịu khổ hình.

KHÔNG! Chúng ta phải chấp nhận cuộc sống như nó hiện hữu và nếu không thể tránh khỏi đau khổ, thì chúng ta chấp nhận nó với tình yêu thương, không phản kháng hay trốn chạy bằng cách tự cô lập mình.

Đối mặt với đau khổ: Đức Phật hay Chúa Giêsu?

Đồng ý với quan niệm của Phật giáo: "Đời là bể khổ", nghĩa là mọi thứ trên trần gian này đều đem lại khổ đau. Đó là thân phận của tất cả chúng ta. Nhưng tôi không rút ra kết luận giống như họ với cách giải quyết là phải làm mọi cách để chấm dứt đau khổ. Và mục tiêu của cuộc sống lúc này trở thành một thứ chủ nghĩa duy khổ hạnh nhằm mục đích diệt dục, được coi là nguyên nhân gốc rễ của mọi khổ đau.

Với môn đệ Chúa Giêsu thì khác, đó là tác động lại bằng cách sẻ chia và ban tặng. Hiệp thông với tha nhân sẽ làm thăng hoa nỗi đau khổ của họ. Nhờ đó, khổ đau mới có thể dẫn đến tầm cao nhân loại. Bởi lẽ, vượt qua bất kỳ đau khổ nào cũng đều là cơ hội cho sự trưởng thành nhân cách và thăng tiến nhận thức.

Tác giả bài viết: Huuchanh phỏng dịch từ "Pourquoi vivre?", Lm Pierre - qe.catholique.org

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây