Giáo xứ Vinh Hương

“Sự ly giáo trong Giáo hội là một mối đe dọa thực sự”

Thứ hai - 29/08/2022 20:39
“Sự ly giáo trong Giáo hội là một mối đe dọa thực sự”


Triết gia người Ý Massimo Borghesi, tác giả quyển tiểu sử về Đức Phanxicô xem nguy cơ ly giáo trong Giáo hội là một “mối đe dọa thực sự”. Các quan điểm mục vụ của ngài, đặc biệt trong các vấn đề đạo đức gia đình, đã làm cho ngài gặp phải nhiều phản đối, đặc biệt là nơi các giám mục Hoa Kỳ, bị ảnh hưởng của “những người bảo thủ” hay “các nhà tư bản công giáo”, những người có ảnh hưởng kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Ronald Reagan vào những năm 1980, và những người đã cảm thấy thoải mái với Donald Trump.

Đối với những suy nghĩ này, cuộc chiến chống lại hồi giáo và thuyết tương đối hậu hiện đại, cũng như cuộc chiến chống phá thai, an tử và kết hợp đồng tính là những trục chiến đấu cơ bản của công giáo, và những cam kết xã hội của giáo hoàng Phanxicô là dấu hiệu của một hình thức “chủ nghĩa cánh tả”. Đối diện với những khuynh hướng này, vốn được họ đồng hóa với thần học giải phóng, họ cho rằng một “cuộc chiến văn hóa” góp phần vào sự phân cực xã hội, và tạo một “thảm kịch cho công giáo Bắc Mỹ”, và hơn thế nữa kể từ khi sức mạnh của các mạng lưới bảo thủ Mỹ mang âm hưởng của họ ra cả bên ngoài xã hội Hoa Kỳ. Đối với triết gia Massimo Borghesi, nguy cơ ly giáo đến từ hiện tượng này nhiều hơn là từ Đường lối Thượng hội đồng Đức, mà các yêu cầu “tiến bộ” có thể sẽ được các giám mục địa phương uyển chuyển, có khả năng phát triển một tổng hợp thực tế của các cuộc tranh luận, nhưng vẫn tránh bất kỳ sự rạn nứt nào với Rôma.

Triết gia người Ý Massimo Borghesi, người viết tiểu sử Đức Phanxicô thấy nguy cơ trong kế hoạch toàn cầu của các “nhà tài phiệt” Mỹ. Theo ông, nói đến ly giáo trong Giáo hội không chỉ là nói đến một văn hóa khác, nó đã trở thành mối đe dọa thực sự khi Tông huấn Niềm vui của Tình yêu Amoris Laetitia công bố năm 2016. Với sức mạnh này, triết gia người Ý phản ánh sự rạn nứt nội tại trong đạo công giáo sau khi tông huấn đã mở ra một điều gì đó không chỉ là một vết nứt trong sự hiệp thông của những người ly dị và tái hôn, ngoài việc đổi mới mục vụ gia đình. Thậm chí Đức Phanxicô còn bị buộc tội vi phạm giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II về hôn nhân, một tấn công trực diện rất mạnh trong bức thư có chữ ký của bốn hồng y tìm cách phủ nhận ngài, gián tiếp xem ngài là người dị giáo, được sự hỗ trợ của một lĩnh vực truyền thống rộng lớn.

Cảnh báo này không phải do bất cứ ai đưa ra. Giáo sư triết gia người Ý chuyên về tôn giáo cũng là người viết tiểu sử giáo hoàng đương nhiệm, ông không viết chân dung Đức Phanxicô qua tài liệu của Wikipedia với những giai thoại tầm thường. Không nên gán triết gia Borghesi là cực đoan vì sự hiểu biết của ông về Jorge Mario Bergoglio đã làm cho ông mổ xẻ tư tưởng của giáo hoàng như một bác sĩ pháp y, trong một nét bút cho thấy sự thiếu nền tảng của giáo hoàng Argentina. “Ngài là một tu sĩ Dòng Tên đặc biệt. Đối với ngài, kẻ thù là ma quỷ, trong khi đối với những kẻ thù tân bảo thủ là kẻ thù khác. Những người theo chủ nghĩa truyền thống cáo buộc ngài đã đặt lòng thương xót chống lại sự thật, một người tốt đứng về phía lòng thương xót và không tin vào tính ưu việt của sự thật, đó là một sai lầm lớn. Hay nói cách khác: “Mặt trận bảo thủ của Giáo hội muốn xưng tội trước rồi sau đó chữa lành vết thương sau. Còn với Đức Phanxicô, danh của Thiên Chúa là Lòng Thương Xót, hay cũng giống như vậy, con người chỉ có thể nhận ra tội lỗi của mình nếu được bao dung với lòng thương xót.” Họ cũng không thích quyền chính trị của Đức Phanxicô, ngài không đặt vấn đề đạo đức và luân lý lên hàng đầu của yêu cầu, nhưng là việc loan báo Tin Mừng.

Với con dao mổ sắc bén đó, triết gia đã đi sâu vào phân tích đâu là nguồn gốc của sự lây nhiễm gây ra sự phản kháng này đối với giám mục Rôma. Và ông đã tìm thấy: Hoa Kỳ. Đây là cách ông trình bày chi tiết trong “Thử thách Phanxicô. Từ chủ nghĩa bảo thủ đến bệnh viện dã chiến”: “Tư tưởng chống đối ngài chủ yếu đến từ Bắc Mỹ. Đó là một thiểu số nhưng đặc biệt ồn ào, rất tích cực trên mạng xã hội và có quyền lực lớn trên các phương tiện truyền thông.”

Do đó, nhà nghiên cứu cho rằng “sự phản kháng cải cách của Đức Phanxicô có nền tảng ý thức hệ và chính trị, rõ ràng có liên hệ với kinh tế học tự do.” Theo phân tích của ông, vào những năm 1980 dưới thời tổng thống của Reagan, một dòng công giáo bảo thủ đã được tôi rèn khi tổng thống Bush lên nắm quyền và chứng kiến tầm ảnh hưởng của nó lan rộng với Trump, người không theo công giáo nhưng biết cách thu thập các định đề chính của những người đã rửa tội như “những người bảo thủ tôn giáo” hoặc “những nười tư bản công giáo”.

Trong số những người có tư tưởng chống lại Đức Phanxicô có các ông Michael Novak, George Weigel và Richard Neuhaus. “Một mặt, họ hoàn toàn giả định mô hình tư bản cho thế giới công giáo bằng cách xuyên tạc Thông Điệp Centesimus Annus (Đệ Bách Chu Niên, 2 tháng 5, 1991) của giáo hoàng Ba Lan. Mặt khác, họ tập trung mọi chỉ trích về thế giới tục hóa chỉ vào ba giá trị đạo đức và luân lý – cuộc chiến chống phá thai, an tử và kết hợp đồng tính – chống lại hai kẻ thù: hồi giáo và chủ nghĩa tương đối hậu hiện đại”. Theo phong trào này, Học thuyết Xã hội của Giáo hội sẽ “cạn kiệt và giảm sút” trước những vấn đề này, vì vậy bất kỳ lời kêu gọi nào của Đức Phanxicô nhằm bảo vệ phẩm giá của người lao động và người di cư sẽ phù hợp với nhóm này với luận điểm của “kẻ thù nghịch, cánh tả nguy hiểm, người theo chủ nghĩa bần cùng hóa, chủ nghĩa peron, người theo thần học giải phóng và xa lạ với tinh thần của phương Tây như tường thành cho những định đề luân lý và đạo đức kitô giáo mà họ mô tả là bất khả xâm phạm”.

Vì lý do này, triết gia Borghesi giải thích nỗ lực của các giám mục Hoa Kỳ trong việc cấm không cho ông Joe Biden rước lễ, cùng với tổng thống Kennedy, ông là tổng thống công giáo duy nhất trong lịch sử, vì lập trường của ông về việc phá thai vài tháng trước như phát súng phản pháo trực tiếp vào Đức Phanxicô. Triết gia Borghesi cảnh báo: “Chỉ một sự kiện đơn giản, các giám mục bảo thủ nhất chống lại Đức Phanxicô là đã tạo một xung đột thể chế về tầm quan trọng, cả về chính trị và tôn giáo.” Song song, ông nêu lên các thái độ của phong cách này cho thấy “sự chia rẽ giữa những người công giáo bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ là một hình thức của chủ thuyết ma-nét, phận biệt rạch ròi thiện-ác, như toàn bộ xã hội Mỹ phân cực mạnh mẽ đã cho thấy.

Ngày nay, không có khả năng đối thoại giữa người này và người kia, đó là một bi kịch của công giáo Bắc Mỹ.

Đối với Borghesi, phong trào cực kỳ bảo thủ này sẽ xuất khẩu sang châu Âu những khái niệm như “chiến tranh văn hóa” với một mô hình chính trị xã hội toàn bộ sẽ tìm cách phù hợp với Giáo hội, với chiều sâu trong các Giáo hội Ba Lan, Ý và Tây Ban Nha. Ông khẳng định: “Họ mạnh mẽ và có mạng lưới được tổ chức rất tốt, có ảnh hưởng thực sự phù hợp”.

Vì lý do này, ông lấy làm tiếc những chiếc loa này gây tiếng vang lớn hơn là “phần lớn những người thinh lặng trong thành phần những người nhiệt thành ủng hộ giáo hoàng và những người chống ngài. Một số lớn người công giáo bối rối vì họ không có công cụ để có thể đánh giá những lời chỉ trích của giáo hoàng là đúng hay không đúng ở mức độ nào và đó là lý do vì sao họ im lặng, vì nhiều khi các giám mục và linh mục cũng không giúp họ hiểu được, điều mà Đức Phanxicô cho là sự thiếu trách nhiệm của hàng giáo phẩm trong việc hướng dẫn giáo dân.

Nhưng, ngoài việc phong tỏa của Hoa Kỳ, liệu ông có tiên đoán một cuộc ly giáo nào khác như con đường tiến bộ của giáo hội Đức không? “Thành thật mà nói, tôi nghĩ  mối đe dọa này quá lớn, Giáo hội Đức, thông qua Con đường Thượng hội đồng mà họ đang tiến hành, tìm cách chấm dứt chế độ độc thân và chấp thuận hôn nhân đồng tính. Rôma sẽ không chấp nhận những yêu cầu này, nhưng tôi cũng nghĩ các giám mục Đức sẽ tìm ra những giải pháp thay thế hợp lý hơn.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây