Trao truyền đức tin trong gia đình: một khó khăn của người công giáo?
Trong một bài báo gần đây, nhật báo La Croix ghi nhận các gia đình công giáo gặp khó khăn khi trao truyền đức tin cho con cái hơn là các tôn giáo khác. Đây là một chủ đề quan trọng. Một chủ đề đau lòng với nhiều cha mẹ: họ cảm thấy họ đã không thành công trong việc nuôi dạy con cái.
Bài viết dựa trên khảo sát của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, INSEE. Cuộc khảo sát ghi nhận cuộc khủng hoảng này là có thật. Đạo công giáo thực sự đã suy giảm 14% trong 10 năm qua và chỉ chiếm 29% dân số trong độ tuổi 18-59. Nhưng các gia đình do thái giáo và hồi giáo không lo ngại với cuộc cuộc khủng hoảng “trao truyền” này.
Làm thế nào để giải thích sự suy giảm và sự khó trao truyền này nơi người công giáo? Người công giáo dường như ít thoải mái trong quá trình trao truyền này, kể cả việc tái sinh sản tôn giáo truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi lưu ý chúng ta thường nói về “thế hệ Gioan-Phaolô II” hay thế hệ “giáo hoàng Phanxicô” để nói một quá trình ít có tính cách gia đình hơn một quá trình trước. Hơn nữa, câu nói của Tertullian ở trong tất cả chúng ta: “Chúng ta không phải là kitô hữu bẩm sinh, chúng ta trở thành kitô hữu.” Nhưng trở thành là một con đường tự do mà một số người không muốn uốn cong.
Tại sao các gia đình công giáo khó trao truyền đạo cho con cái
Chúng ta thấy việc trao truyền đức tin kitô giáo không có vị trí như trong do thái giáo hay hồi giáo. Rõ ràng đây là một khác biệt. Với người tín hữu kitô, đức tin không phải là một niềm tin hay một thực hành để trao truyền mà là một cuộc gặp gỡ để trải nghiệm. Chúng ta không thể ép buộc một cuộc gặp, Thánh Phanxicô Salê đã ghi nhận, đó là cuộc gặp gỡ “giữa trái tim với trái tim”. Gặp gỡ Chúa, nghe tiếng gọi của Ngài để đi theo Chúa Kitô, là sống trong sâu thẳm tâm hồn. Đó là nét đặc trưng của đời sống kitô hữu.
Các gia đình do thái giáo và hồi giáo truyền đạo tốt hơn các gia đình công giáo
Bối cảnh có thể có nguy cơ thành biếm họa, dường như có hai loại gia đình kitô hữu: một bên là những gia đình sốt sắng hoặc bảo thủ hơn, những gia đình chọn những nơi mà con cái họ sẽ tự nhiên thích hợp với đời sống đức tin: trường học, phong trào giới trẻ, nhóm bạn bè. Có thể nói một giáo dục chung phù hợp với bản sắc gia đình của họ. Nhà xã hội học Yann Raison du Cleuziou nhận thấy ở họ có một “sự nâng cao giá trị các nghi thức và một chiều kích tổng thể của đức tin”. Bên kia là các gia đình mà cha mẹ ủy thác việc trao truyền này. Các gia đình này gặp khó khăn hơn. Nhưng nếu chúng ta vạch ranh giới, chúng ta có nguy cơ một bên thì co mình vào chính mình, một bên thì loãng đi không có bản sắc giả định. Trên thực tế, toàn bộ vấn đề là tìm ra cân bằng giữa một đức tin sâu đậm và một đức tin mở ra với thế giới, để duy trì mối liên hệ sống còn giữa việc biết lời Chúa, sống các bí tích và dấn thân, theo cách thức Thánh Don Bosco làm với những người trẻ của ngài.
Vậy phải làm gì? Đâu là các lời khuyên giúp cho các cha mẹ?
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: www.phanxico.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn