Giáo xứ Vinh Hương

Nhận định về phiên toà liên quan đến vụ án Toà nhà ở London

Thứ hai - 18/12/2023 22:04
Nhận định về phiên toà liên quan đến vụ án Toà nhà ở London

Về phiên toà xử hôm 16/12 liên quan đến vụ án toà nhà số 60, Đại lộ Sloane ở London, ông Andrea Tornielli, tổng biên tập Vatican News, đã đưa ra những nhận định dưới góc nhìn từ người quan sát.

 

Chắc chắn không phù hợp khi gọi đây là “phiên tòa thế kỷ”, ngay cả khi những gì vừa kết thúc tại phòng đa năng của Bảo tàng Vatican được thấy là một phiên tòa quan trọng, với mức độ nghiêm trọng và quy mô lớn nhất kể từ khi Quốc gia Thành Vatican tồn tại, tức là kể từ Hiệp ước Lateranô năm 1929. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn. Nó cũng đã đi vào “xương tuỷ” của việc quản lý tài chính của Tòa thánh, và đã giúp làm công khai cả cách thức quản lý các quỹ trong một số trường hợp, cũng như công khai những nỗ lực của một số tác nhân bên ngoài nhằm chiếm đoạt các nguồn lực của Giáo hội.

Việc quản lý tài chính ở nước ngoài là chủ đề của các cuộc điều tra báo chí và đôi khi thậm chí là tư pháp trong hơn nửa thế kỷ. Con đường minh bạch đã được Đức Bênêđíctô XVI bắt đầu với lòng can đảm và được tiến hành cương quyết nhờ những cải cách của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trước những bất thường được báo cáo cho các cơ quan tư pháp - không phải bởi cơ quan tư pháp của các quốc gia khác mà bởi các cơ quan trong Tòa thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép mở phiên toà theo tiến trình bình thường và thể chế của nó. Vượt lên trên những bức tranh biếm họa mà một số người đại diện, bức tranh liên quan đến khoản đầu tư vào tòa nhà Đại lộ Sloane và các vấn đề liên quan là một phiên tòa công bằng, hoàn toàn diễn ra trong các phiên điều trần, tuân thủ đầy đủ các quyền dành cho bị cáo: điều này không chỉ được chứng minh qua số lượng phiên điều trần, tài liệu và nhân chứng được xem xét, mà còn qua các nhân chứng lúc đầu có vẻ là mấu chốt vấn đề, nhưng sau đó trở nên không liên quan khi đối chất tại phòng xử và các tài liệu chứng cứ.

Nhưng kết quả của phiên tòa này cũng cho chúng ta biết rằng các thẩm phán của Tòa án, theo lẽ phải, đã lập luận một cách hoàn toàn độc lập trên cơ sở các bằng chứng tài liệu và lời khai được nghe, chứ không phải trên các lý thuyết được đóng gói sẵn. Và họ đã để lại nhiều không gian cho các cuộc tranh luận. Do đó, bản án được đưa ra phù hợp với tất cả các quyền của các bị cáo, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yêu cầu của những người bào chữa và trên hết là không bao giờ định hình các quy tắc theo hướng cáo buộc. Chẳng hạn, điều này được chứng minh bằng quyết định của Tòa án coi những lời khai của Gianluigi Torzi, được đưa ra trong cuộc thẩm vấn Hiến binh Vatican, là không thể sử dụng được, bởi chính ông Torzi không đến phiên Toà để lặp lại lời cáo buộc và chứng thực điều đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói vào tháng Hai năm ngoái, nhân dịp khai mạc Năm Tư pháp, rằng: “Ở đây chúng ta cần phải làm rõ và tránh nguy cơ ‘nhầm giữa ngón tay chỉ với mặt trăng’: vấn đề không phải là các quy trình, mà là các chứng cứ và cách thức để xác định chúng và làm cho chúng trở nên yếu tố cần thiết dù đau đớn”. Các quy định về tính minh bạch, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong việc quản lý các quỹ, kể cả của các nhà quản lý bên ngoài, và nhận thức rằng không có khu vực miễn trừ nào, sẽ góp phần tạo nên cách thức quản lý tài sản giáo hội, để nó ngày càng giống với cách quản lý tài sản cách thận trọng của người cha trong gia đình. Căn cội của quá trình này cho thấy rằng Tòa thánh và Nhà nước Thành Vatican sở hữu những “kháng thể” cần thiết để xác định những hành vi bị cáo buộc là lạm dụng hoặc không đúng đắn. Quá trình xét xử chứng minh rằng công lý được thực hiện không có đường tắt nhưng tuân theo các quy tắc tố tụng, tôn trọng quyền của mỗi người và nguyên tắc suy đoán vô tội.

Vatican News

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây