Giáo xứ Vinh Hương

Khoa học và đức tin: cuộc hôn nhân bất khả?

Chủ nhật - 23/05/2021 03:36
"Biết một chút khoa học thì xa rời Thiên Chúa, hiểu biết nhiều về khoa học sẽ dẫn đến gần Thiên Chúa hơn" (Blaise Pascal)

Trong một bài giảng tại Đại Học Sorbonne về sự hình thành vũ trụ, một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nói: "Nếu tôn giáo của bạn đối nghịch với khoa học, hãy chuyển sang tôn giáo khác đi!"

 
Về phần mình, Giáo Hội chỉ đơn giản khẳng định rằng ngay cả khi đức tin ở trên lý trí, không hề có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học, bởi vì cả hai đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Do đó,cả hai phải "đúng", nhưng những gì chúng ta thường thiếu là chìa khóa để giải thích. Khi chúng ta phải đối mặt với những mâu thuẫn, điều đó không nhất thiết có nghĩa là phải từ chối cái này hoặc cái kia, mà có lẽ chỉ đơn giản là cần phải nhận ra điểm yếu của trí thông minh chúng ta vì như nhà vật lý học và là triết gia nổi tiếng Blaise Pascal nói: "Biết một chút khoa học thì xa rời Thiên Chúa, hiểu biết nhiều về khoa học sẽ dẫn đến gần Thiên Chúa hơn".
 
Đừng sợ sự thật. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học và thần học phải luôn đối thoại cởi mở. Đó là cách duy nhất để tiếp cận sự thật. Một lý thuyết khoa học mà thể hiện chính nó như một sự thật tuyệt đối sẽ mâu thuẫn với bản chất của khoa học (tức là khoa học thực nghiệm: vật lý, sinh học, di truyền học, v.v.). Bản chất của khoa học được đặc trưng bởi sự mở ra với thực tế: nó đề xuất các giả thuyết và lý thuyết. Nhưng một lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết và nó phải luôn luôn sẵn sàng để được thay thế vào ngày mai bằng một lý thuyết khác.
 
Về phần mình, thần học gia phải biết cách phân biệt trong Lời Chúa điều gì là thiết yếu và điều gì không. Thật vậy, có những chân lý của đức tin không phải là vấn đề để thảo luận: chúng là đối tượng của đức tin và Giáo Hội bảo đảm tính chính xác thông qua giáo lý của mình. Những sự thật này cho phép chúng ta hiểu biết Thiên Chúa rõ hơn và không bị lạc lối trên đường thiêng liêng của mình. Tuy nhiên, có một số sự thật nhất định có thể được "giải thích" mà không làm thay đổi nội dung thiết yếu của nó. Ví dụ: một số văn bản Kinh Thánh sử dụng các hình thức ngụ ngôn hoặc tượng trưng để biểu thị một cách đơn giản những sự thật phức tạp.
 
Khoa học phải rất thận trọng khi đề xuất những lý thuyết lấn vào các vấn đề triết học với hậu quả đạo đức cực kỳ nghiêm trọng. Nói rằng con người là kết quả tiến hóa lâu dài của "loài" là một lý thuyết khoa học có thể xảy ra; nhưng nói rằng con người được xác định do đi bằng hai chân và, tiến hóa là kết quả của ngẫu nhiên là một sự khẳng định triết học rất gây tranh cãi và điều đó vượt xa giới hạn của khoa học! Ví dụ: Chúng ta biết học thuyết Darwin (tiến hóa, kết quả của ngẫu nhiên và lựa chọn di truyền) được dạy như một sự thật tuyệt đối trong các trường học, tuy nhiên nó đã trở nên lỗi thời đối với nhiều nhà khoa học từ rất lâu rồi.

 

Tác giả bài viết: Huuchanh dịch từ "Science et foi: un mariage impossible?" - qe.catholique.org/catechisme

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây