Giáo xứ Vinh Hương

Đàn áp tôn giáo là điên rồ

Thứ ba - 04/01/2022 19:23
"Trong xã hội văn minh đến vậy, làm sao chúng ta có thể cho phép con người bị bức hại chỉ vì tuyên xưng đức tin của mình cách công khai?"
Đàn áp tôn giáo là điên rồ
Trong ý chỉ cầu nguyện tháng 1 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tín hữu cầu nguyện cho tất cả những nhóm tôn giáo thiểu số là nạn nhân của sự phân biệt đối xử hay đàn áp.


"Điều này không chỉ không thể chấp nhận được, mà còn vô nhân đạo: đó là điên rồ". ĐTC Phanxicô nêu ra nguyên nhân phân biệt đối xử hoặc đàn áp mà các nhóm tôn giáo thiểu số là nạn nhân trong video về ý cầu nguyện tháng 1 năm 2022 của Ngài.

Trong thông điệp truyền thống hàng tháng này, Đức Thánh Cha tự hỏi "trong xã hội văn minh đến vậy, làm sao chúng ta có thể cho phép con người bị bức hại chỉ vì tuyên xưng đức tin của mình cách công khai?" Theo Báo toàn cầu về Tự do Tôn giáo do Aid to the Church in Need công bố hồi tháng 4 năm 2021, tự do tôn giáo bị vi phạm tại một phần ba các quốc gia trên thế giới - nơi có hai phần ba dân số toàn cầu và hơn 646 triệu Kitô hữu.

Với ĐTC Phanxicô, tự do tôn giáo không chỉ giới hạn ở tự do thờ phượng: "Nó bao gồm việc tôn trọng giá trị của người khác kể cả những dị biệt của họ và thực sự nhìn thấy nơi họ một người anh em", ngài nhấn mạnh. Người đứng đầu Giáo hội Công giáo mời gọi chúng ta dựa vào "những điểm chung" hơn là vào sự khác biệt, để chọn "con đường của tình huynh đệ". "Bởi lẽ chúng ta chỉ có thể là anh em hoặc mọi thứ sẽ sụp đổ", Ngài nhấn mạnh.

Ngài mời gọi chúng ta hiệp nhất với ý cầu nguyện của Ngài "để quyền và phẩm giá của những nạn nhân bị phân biệt đối xử và bách hại tôn giáo được xã hội công nhận trong tình huynh đệ."

Video của Đức Giáo Hoàng – thuộc Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo Hoàng – khởi đầu năm 2022 là năm thứ bảy bằng lời kêu gọi "mạnh mẽ" của Giám mục Roma đến các chính phủ. Thomas Heine-Geldern, Giám đốc điều hành ACN International, cảnh báo: Các cộng đồng tôn giáo đóng một vai trò trung tâm khi 'không có hoạt động gì' về chính trị hay ngoại giao ở tất cả những nơi có chiến tranh hay khủng hoảng trên thế giới. Thế giới phải nhận thức được rằng triển vọng chung sống hòa bình sẽ ảm đạm nếu tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng không được tôn trọng."

 
Theo Thomas Heine-Geldern – ALETEIA 04.01.2022

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây