Giáo xứ Vinh Hương

Trời hỡi, nhờ ai cho khỏi đói

Thứ sáu - 20/07/2012 20:51
“Trời hỡi, nhờ ai cho khỏi đói, Gió trăng có sẵn, làm sao ăn?” (dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Tin Mừng CN 16TNB
Tin Mừng CN 16TNB
Mc 6: 30-34
Ở nhà thơ, thực phẩm nuôi dưỡng chính mình phải chăng là trăng gió, từng có sẵn? Nơi nhà Đạo, thức ăn cho mọi người nhất định là ân lộc Chúa ban, vẫn lan tràn ngày lễ hội. Thế đó, là ý tưởng chủ lực được thánh Máccô ghi lại ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay được biết dưới tên gọi là: “Phép lạ thật nhiều bánh”. Nhưng, với thánh Máccô, sự kiện này được gọi là “Lễ Hội nay phân phát”. Thật ra thì, ý của tác giả là: dù mọi người có đặt tên cho đó là “phép lạ” hay “chuyện lạ” đi nữa, cũng cứ nhủ: hãy phân phát và cho đi những gì mình đang có, tự khắc lúc đó ta sẽ đủ để phân phát cho mọi người. Đọc trình thuật, nay người đọc không thể không nghĩ đến Tiệc Thánh Thể, lễ hội cho đi và phân phát, hết mọi người.
Quả thật, trong 5 tuần tới, phụng vụ Chúa nhật sẽ bớt đi phần trích dẫn Tin Mừng theo thánh Máccô, nhưng thay vào đó là lời trình của thánh Gioan về “Bánh Sự Sống”. Nếu, đọc thêm chương 6 Tin Mừng này, người đọc không thể không nghĩ đến Tiệc Thánh Thể, cũng là chuyện thấy rất rõ. Nói khác đi, trong 5 tuần sắp tới, người dự Tiệc lại sẽ suy tư về một loạt trình thuật thuộc loại “bỏ túi”, trong đó tác giả đề cập nhiều về Tiệc Thánh để người tham dự sẽ nhận chân ra ý nghĩa việc mình làm.
Trình thuật hôm nay ghi về sự kiện Chúa tụ họp chúng dân theo Ngài vào buổi tiệc lớn ngoài trời theo dạng “picnic”, trước khi phân bổ Mình Ngài cho mọi người. Nhưng vấn đề là hỏi: sao “tiệc ngoài trời” hôm ấy lại quan trọng đến thế? Tham dự Tiệc, phải chăng để sẻ san hân hoan nhận bánh trái? Và tụ họp mừng kính Chúa ở đây, hôm nay, có ý nghĩa của một sẻ san phân ban Mình Chúa cho người khác không?
Thật sự thì, việc tụ họp ở đây, ngày của Chúa, là để dự Tiệc Thánh, chứ không phải để chầu kính hoặc cầu kinh như nhiều vị vẫn tưởng. Tụ họp dự Tiệc ngày của Chúa, không phải để cộng đoàn sùng bái hoặc tung hô đấng thánh nào ở ngoài làng. Tụ họp để dự Tiệc, rất không giống bất cứ buổi họp hành nào được giới chức chủ trương, dù người dự đều rất thích, vẫn đam mê. Tựu trung, tập họp để dự Tiệc là để cùng Chúa chung vui một hiện diện, nhưng không theo cung cách chủ quan tư riêng của người dự; càng không giống động thái tham dự họp mặt nặng tính chất chính trị, gia đình hoặc giòng tộc; cũng chẳng như sự kiện thể thao/văn hoá hay nhạc hội nào hết.
Đến dự Tiệc, người tham dự không đến vì lý do gia đình hoặc kiếm tìm lợi lộc cho riêng mình; cũng chẳng để duy trì vị thế, chức vụ lâu nay mình dính kết. Mà, đến dự Tiệc, là cùng chung vui hiện diện có nghi thức phụng vụ tươi mát, hấp dẫn do hội thánh chủ trương.
Đến dự Tiệc, người tham dự không khai sáng/định đoạt một loại hình nào hầu lôi cuốn người khác đến để thưởng lãm. Nhưng trái lại, người dự Tiệc đặt chân đến nơi đây là để đáp lại lời Chúa mời gọi. Thế nên, Tiệc-Thánh-Thể-vào-ngày-của-Chúa cũng sẽ không thành hiện thực, nếu Chúa không mời chào, ban bảo. Chúa mời chào mọi người đến với Ngài, để họ trở thành dân con được Ngài chăm chút chứ không là người bình thường bậc trung, thôi.
Dự Tiệc Thánh, được hiểu như tham dự buổi tiệc đặc biệt Chúa mời chào để mọi người đến với nhau mà ở bên nhau, cho lâu. Tiệc Chúa chào mời, là để người người có cơ hội trở thành Kitô-khác và rất vui vì mình có mặt với mọi người. Dự Tiệc Thánh, dân con Chúa được hiệp thông chung sống thời khắc có Cha, có Chúa, có cả Thần Khí Ngài nữa. Tham dự Tiệc, có thể dân con Chúa không nghĩ ra được như thế. Nhưng đó là chuyện thật. Có được sự thật như thế, người tham dự mới thấy đó là chuyện cần thiết, tích cực; để rồi, khi tan Tiệc, mọi người mới ra đi rao truyền việc Chúa vẫn ở với ta, và trong ta.
Tham dự Tiệc, còn là dịp để ta nhớ lại thời khắc xưa lúc dân con người Do thái tụ tập ở Sinai núi thánh sau lưu đày, nhiều bức bách. Tập họp nơi đó, để họ gia nhập vào với Giáo Ước của Chúa hầu thờ kính chỉ mình Ngài, mà thôi. Ở núi thánh, dân con Do thái cũng cử hành lễ Vuợt Qua, giống hệt Chúa. Ở trên đó, có công bố Lời Chúa và có cả kinh nghiệm sống khoảnh khắc ưu tư/phiền muộn, vào một thời. Ở trên đó, còn có cả Giao ước mới để người người theo đó mà thực thi.
Tham dự Tiệc, còn khiến người dự tưởng nhớ buổi Tạ Từ hôm ấy Chúa tụ họp đồ đệ Ngài lại mà mừng lễ Vượt Qua, một lần cuối, để rồi Thày Chí Ái lại đã đem Tình Thương Yêu vào Giáo Ước có Chúa, có đồ đệ ký kết bằng một hiện diện. Xem thế thì, Tiệc Thánh Tạ Từ đã trở thành bí tích cho mọi Tiệc sau này về sau.
Kể từ đó, những gì được hiện thực nơi Tiệc Thánh, đều do Chúa chào mời gọi mọi người đến để hiệp thông với Chúa. Đến, để ghi tên người tham dự vào sổ bộ gồm danh tánh của người anh em, dân con Ngài. Đó là lý do để ta tụ họp mừng kính ý nghĩa Vượt Qua thật sâu sắc, rất hiện tại. Đó, cũng là động thái căn bản mang tính vui tươi cứu độ. Bởi, người được cứu nay đã ở bên nhau. Đó, cũng là ý nghĩa Chúa “Vượt qua” mọi trở ngại để đến với ta, và nhờ đó ta đến được với Ngài để có sự sống rất mới. Và như thế, sẽ không còn ai bị cái chết đe doạ hành hạ nơi sầu buồn. Không đến dự, dân con Chúa không thể trở thành con người đích thực, được Chúa khuyến khích.
Lại nữa, người Công giáo chỉ là Kitô-khác, nếu họ nhận lời Chúa chào mời tụ họp mừng kính cuộc Vượt Qua của Ngài. Bằng vào tụ họp tham dự, họ trở nên đúng danh xưng Kitô-hữu dành cho người trong cuộc mà thôi. Chúa chào mời mọi người, cả Hy Lạp lẫn Do Thái. Cả tự do lẫn tôi đòi, hoặc nô lệ. Cả nam lẫn nữ, tất cả được hiệp thông với Chúa, không loại trừ cũng chẳng sơ sót người nào. Đó, là lý do khiến tình huynh đệ giữa người dự mang trọn mọi ý nghĩa chứ không chỉ ý nghĩa làm người, thôi. Đó, cũng là kinh nghiệm rất mới. Kinh nghiệm hiệp thông thương yêu vào với Chúa Phục Sinh, rất đặc biệt.
Tiệc Thánh Thể bắt đầu bằng sự kiện nến đèn được thắp sáng. Ở Tiệc Thánh, còn có cả ánh sáng của người tham dự vẫn toả chiếu nơi gian trần. Toả chiếu, để người trần biết đến mục đích của sự sống con người cốt làm sáng tỏ lời Chúa chào mời mọi người gia nhập cuộc sống của Chúa. Tham dự Tiệc, là tham dự lễ Chúa Vượt Qua giữa thế giới là nơi Ngài vượt khỏi nỗi chết để đến với sự sống. Vượt khỏi bóng tối đến với sự sáng đang hiện thực ở buổi Tiệc.
Cộng đoàn dự Tiệc không đến một mình, nhưng đến thay cho nhân loại đang kiếm tìm ơn cứu độ và sự sống. Bởi thế nên, khi dự tiệc Vượt Qua, toàn thể vũ trụ đều đã đến dự, để cảm kích. Tiệc Vượt Qua được cử hành không để ta chỉ nhớ mỗi Đức Kitô, mà cả những người vẫn đang nguyện cầu cho nhân loại, dù họ còn sống hay đã chết. Dù, họ có mặt hay khiếm diện. Dù già nua/có tuổi, cảnh đời có khác.
Tham dự Tiệc, còn là tụ họp nhau lại để chứng tỏ cho mọi người biết vai trò cốt thiết của họ trong vũ trụ. Người dự Tiệc, đem tiếng nói và lời nguyện cầu đến với mỗi người và mọi người ở bất cứ đâu. Người dự Tiệc, đã nói lên tiếng nói rất hiện tại cả nơi hoang sơ, vắng lặng. Không chỉ nói, họ còn đem hy vọng và ủi an đến với người ốm đau, sầu khổ. Và, những người đang đi dần vào cõi chết. Người dự Tiệc hỗ trợ cho người đang bị cám dỗ, bức bách. Làm như thế, là họ đã cảm tạ Chúa vì được sống an vui, hiền hoà, êm ấm. Đó, còn là bí tích Tình yêu dành cho người đói khát muốn yêu, nhưng chưa được.
Có dự Tiệc, nhân loại mới thấy mình không bị đe doạ thiếu cơm ăn/áo mặc, thời buổi này. Có dự Tiệc, người người sẽ không còn ưu tư lo lắng về mọi xung đột/tranh chấp về vị thế hoặc chỗ đứng trong đời. Bởi, tất cả mọi sự rồi cũng được giải quyết. Mọi ước vọng sẽ thành hiện thực. Bổi, tình thương huynh đệ sẽ chữa lành tất cả. Bởi, Tiệc Thánh vẫn là chốn đổi thay sự sống của con người. Bởi, Chúa có mặt ở buổi Tiệc, Ngài sẽ biến chốn này thành nơi thông báo Tin Vui an bình. Có được Tin Vui rồi, người dự Tiệc lại sẽ chuyển cho người khác biết Tin Mừng Ngài muốn gửi. Dự Tiệc Thánh, người tham dự sẽ trở nên một với Chúa, với mọi người. Có thể nói, dự Tiệc Thánh là thưởng ngoạn trước Tiệc càn khôn của vũ trụ.
Và rồi ra, ta sẽ biết sự sống là tiến trình của sự nhận lãnh, sẻ san, cho đi. Đó, là cơ bản của hiệp thông/trao đổi giữa người nhận Quà từ Đức Chúa. Là, niềm vui cảm kích vì chính mình được vào với Quà tặng và đã biến chính mình thành quà tặng cho người khác.
Con người không là hữu thể tự có để họ duy trì mọi sung mãn cho riêng mình. Con người là hữu thể đến từ Đấng khác và dành cho người khác, cho đến khi họ khám phá ra rằng Người Khác ấy là Đấng Cận Thân và Cận Lân với mình. Bởi, tất cả đều sẽ tụ họp về với Tiệc Thánh, để mọi người trở nên chính mình, như thánh Âu Tinh đã từng nói: “Chúng ta ở trong Đức Kitô khi Ngài yêu thương Chính mình Ngài. Và, mỗi khi ta tự sung mãn với chính, đó là lúc ta đang nghèo đi hiểu theo nghĩa sự sung mãn đã cách ly. Và, đó là nền tảng cũa mọi hiệp thông với Chúa, với mọi người.
Tiệc Thánh, dù diễn ra hằng ngày hay hàng tuần, vẫn không là Tiệc bình thường, hoặc tầm thường. Thế nên, chớ rời xa nơi xẩy ra “Sự lạ nhiều Phân Phát”. Phân và phát, những bánh cùng trái ở trên đồi Galilê hôm ấy. Bởi, đó chính là Tiệc Chúa thực hiện trước. Đó là buổi tụ họp tuyệt vời, ở mọi nơi.
Cảm nhận như thế, có lẽ cũng nên ngâm lại lời thơ đầy ý nghĩa, vẫn cứ bảo:
“Trời hỡi, nhờ ai cho khỏi đói?
Gió trăng có sẵn, làm sao ăn?
Nhờ ai cho khỏi đói ư? Đói hay không, chỉ người phàm ăn cứ ngấu nghiến hết mọi thứ, chẳng sẻ san những gì mình đang có cho mọi người. Thế nên vẫn còn đói, dù gió trăng sẵn đó, làm sao ăn.

Tác giả bài viết: Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch

Nguồn tin: www.tamlinhvaodoi.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây