Giáo xứ Vinh Hương

Nguồn gốc khổ hình thập giá

Thứ sáu - 29/03/2013 00:01
Khổ hình thập giá
Khổ hình thập giá

Từ xa xưa, hình thức đóng đinh trên thập tự giá có nguồn gốc từ Ba Tư. Lần đầu tiên được thực hiện nơi những người mọi rợ, họ sử dụng hình phạt đó đối với tội phạm chính trị và quân sự, rồi đến lượt người Hy Lạp và La Mã cũng làm theo. Trong đế chế La Mã, tội nhân thường bị hành hạ bằng một trận đòn và phải vác thập giá của chính mình đến nơi hành quyết. Hình phạt này cũng được thi hành trong thế giới Do Thái.

Hình dạng của thập tự giá có nhiều biến thể: Có thể đơn giản là một cây thẳng đứng, hoặc có dạng một chữ T, thanh ngang được gắn trên đầu thanh dọc, hay cùng hướng (như hình một cái nĩa 2 răng), cũng có dạng như một cây thập giá Latin, thanh ngang được gắn thấp hơn. Người bị xử hoàn toàn bị khỏa thân, có thể bị treo ngược, đôi khi còn bị đâm, cánh tay dang ra.

Khổ hình đóng đinh đã được sử dụng đối với giới hạ lưu của xã hội và nô lệ. Công dân Roma bình thường không bị xử theo hình thức này, trừ khi mức độ nghiêm trọng của tội phạm có thể bị xét đến việc tước quyền công dân của họ. Hình phạt này cũng đã được áp dụng cho người ngoại quốc vì phạm tội nổi loạn hoặc cướp bóc. Đây là trường hợp tại xứ Giu-đê trong tình trạng bất ổn chính trị của thời Chúa Giêsu. Các lực lượng La Mã sử dụng hình phạt để đối phó với người Do Thái.

Người  bị đóng đinh thường không được chôn cất và bị bỏ làm mồi cho dã thú hoặc loài chim ăn thịt. Thập tự giá là dấu hiệu của "sự nhục nhã", "thấp hèn", "gỗ hình sự", "tra tấn dã man nhất và ghê tởm nhất". Cái chết trên thập giá là cái chết vô cùng ô nhục. Đây gần như là một hình thức hiến tế con người, một kiểu xử án có mục đích hạ thấp nhân phẩm đến tột cùng và gia tăng sự tra tấn đối với nạn nhân trước khi chết: Nạn nhân chết trong tiếng rên la khủng khiếp.

Trong truyền thống Do Thái, người bị đóng đinh là một lời nguyền từ Thiên Chúa. Thánh  Phaolô lại tiếp tục đề tài này bằng cách nói rằng Đức Kitô đã trở thành "một lời nguyền đối với chúng tôi", vì ngài viết: "Đáng nguyền rủa thay kẻ bị treo lên cây gỗ" (Gal 3:13). Với vài ngoại lệ, chủ đề về sự đóng đinh không hiện diện trong thần thoại Hy Lạp.

Thánh Phaolô đã không quá cường điệu trong hùng biện khi nói về "điên loạn" và "tai tiếng" trong mắt của người ngoại giáo và người Do Thái, vì đã có bằng chứng xác thực. Thánh Justinô viết : "Người ngoại giáo cho rằng sự điên rồ của chúng tôi là tôn vinh một người đàn ông bị đóng đinh lên vị trí thứ hai, sau Thiên Chúa vĩnh cửu, Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá".
...
Chúng ta biết rằng Bữa Tiệc Ly và việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể chiều hôm trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu có tính lịch sử đã được công nhận. "Bằng cử chỉ khác thường [...] Chúa Giêsu làm cho chén này trở nên món quà trao tặng các môn đệ. Món quà này là gì? Chính những lời Người truyền phép giải thích điều đó. Tấm Bánh Bẻ Ra và chia sẻ Thân Thể Người, chén rượu được chuyền từ người này sang người khác chính là Máu Giao Ước Mới sắp đổ ra. Vì thế, Chúa Giêsu thiết lập một mối liên hệ giữa cái chết đẫm máu sắp đến với bánh và rượu. Bánh này được bẻ ra cho mọi người dùng, nhưng "thân thể" không chỉ là một phần vật chất mà là biểu hiện cụ thể toàn bộ Thân Thể Chúa Giêsu và chén rượu chính là Máu của Người.
 
Phép Thánh Thể là quà tặng của một tình yêu mạnh hơn sự chết. Chúa Giêsu tự hiến tế lên Chúa Cha và chia sẻ chính Mình Máu Người với tất cả những ai thuộc về Người.
 

Tác giả bài viết: Huuchanh (lược ghi từ christianisme.homily-service.net/passion_histoire.html)

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây