Giáo xứ Vinh Hương

Nói "không" với thói "lười biếng tinh thần"

Thứ tư - 02/04/2014 23:16

Quảng diễn trình thuật Tin Mừng Gioan (5,1-16) trong thánh lễ sáng 01 tháng 04 tại nguyện đường Nhà Thánh Martha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo hai căn bệnh "lười biếng tinh thần" và "chuộng hình thức" và mời gọi mọi người suy tư.
 
Căn bệnh đầu tiên là sự từ khước của bệnh nhân: "Tôi nghĩ rằng nhiều Kitô hữu, rất nhiều người Công giáo là công giáo nhưng thiếu nhiệt thành và đầy cay đắng ..."Tôi tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng tốt hơn thì đừng đến nhà thờ vì tôi không muốn bị quấy rầy, tôi có niềm tin cứu rỗi của tôi, nhưng tôi không cảm thấy cần phải chia sẻ" ... ai về nhà nấy, một cuộc sống yên tĩnh ... tốt hơn là đừng chấp nhận rủi ro ...
 
Đối với Đức Giáo Hoàng, "đó là bệnh của các Kitô hữu lười biếng. Thái độ này biến Kitô hữu thành kẻ bất động, tĩnh tại nhưng với một ý nghĩa sai lầm: họ không tìm cách rao giảng Tin Mừng".
 
Đây là những "người bại liệt" đang khốn đốn vì sự "lười biếng tinh thần", đây là những "Kitô hữu buồn" bị cầm tù trong "oán giận", "những người không chịu toả sáng, những người tiêu cực, họ không mưu ích được gì cho Giáo Hội, họ là kẻ ích kỷ".
 
"Tội lười biếng đi ngược lại với lòng nhiệt thành tông đồ, ngược lại với mong muốn đem sự mới mẻ của Chúa Giêsu đến cho người khác, mà sự mới mẻ này lại được trao ban nhưng không".
 
Bệnh thứ hai là bệnh "chuộng hình thức", đây là căn bệnh của "những người không dành chỗ cho ân sủng Chúa": "Cuộc sống của những người này có thể tóm lược trong việc nắm giữ lắm thứ kiến thức, chức tước và sự công nhận theo luật định. Đó là những Kitô hữu giả hình ... chỉ quan tâm đến hình thức, đến ban bệ và những thủ tục …".
 
Như những người Biệt Phái trong trình thuật Tin Mừng: "Ngày Thứ Bảy ư? Không, chúng ta không thể làm phép lạ trong ngày Sabat, ân sủng của Thiên Chúa không được hoạt động vào ngày Thứ Bảy. Họ đóng kín cửa đối với ân sủng của Thiên Chúa!", Đức Giáo Hoàng tiếp tục than phiền: "Trong Giáo Hội có rất nhiều những người như thế".
 
Chúng ta cần phải biết đến hai loại cám dỗ này để có thể bảo vệ mình, bởi lẽ chúng ảnh hưởng đến tất cả mọi Kitô hữu. Như trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đi qua giữa các "bệnh nhân kiên nhẫn" của "bệnh viện dã chiến" này, là hình ảnh của Giáo Hội, và cất tiếng hỏi mọi người: "Con có muốn được chữa lành không?".
 
"Sau đó Chúa Giêsu nói: 'Con bây giờ được khoẻ mạnh rồi. Đừng phạm tội nữa ...' bằng một thái độ dịu dàng và đầy yêu thương. Đây chính là phương cách Kitô giáo, phương cách của lòng nhiệt thành tông đồ", Đức Giáo Hoàng kết luận.
 
Chuyển ý từ "Non à la paresse spirituelle", Zenit.org  

Tác giả bài viết: Huuchanh

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây